Cách phòng trị đuông hại dừa
Nguyễn Văn Chiêm
(An Quang Hữu, Trà Cú, Trà Vinh)
và một vài nhà vườn ở Thống Nhất, Đồng Nai
Trả lời: Cùng với kiến vương, Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus) cũng là một loài sâu thường xuyên gây hại cho cây dừa, đôi khi rất trầm trọng, gây thiệt hại rất lớn cho nhà vườn. Khác với kiến vương con trưởng thành của Đuông không gây hại cho cây dừa, mà gây hại cho cây dừa chủ yếu là con ấu trùng. Trưởng thành của Đuông có mầu nâu đỏ, miệng có một vòi cong dài, có nhiều sọc đỏ trên cánh và 6 chấm đen trên ngực, dài khoảng 2-5 phân. Con trưởng thành cái dùng vòi đục lỗ nhỏ hoặc lợi dụng những kẽ nứt tự nhiên trên thân cây hoặc những lỗ hang do kiến vương đục trên thân cây, cuống lá rồi đẻ trứng vào những phần mềm của cây. Ngoài ra chúng cũng có thể đẻ trứng trực tiếp trên các phần mềm gần đỉnh sinh trưởng.
Trứng Đuông có mầu trắng sữa, bóng, dài khoảng 2,5 ly, ngang khoảng 1 ly. Giai đoạn trứng kéo dài khoảng 3 ngày.
Ấu trùng (sâu non) không có chân, mầu vàng nhạt, phình to ở phần giữa thân, đầu mầu nâu đỏ, khi đẫy sức có thể dài tới 5 phân. Aáu trùng có hàm rất khoẻ, ăn mạnh và có thể ăn cả phần nhu mô lẫn phần sợi già của cây dừa. Khi mới nở ấu trùng đục vào phía trong thân cây hoặc vào bó lá ngọn. Khi tấn công vào bó lá ngọn thì chúng cắn phá củ hủ, làm cho củ hủ bị hư thối, dẫn đến hư đỉnh sinh trưởng, các lá ngọn héo vàng và đổ ngã xuống, cây chỉ còn những lá gìa xanh, rồi các lá già cũng tử từ rụng đi, cuối cùng cây sẽ bị chết. Quan sát kỹ sẽ thấy có nhiều kén của sâu ở các bẹ lá ngọn thân. Nếu bị tấn công trên thân, cây vẫn còn sống, nhưng cho năng xuất giảm, trong trường hợp này trên thân thấy có nhiều lỗ đục nhỏ, đường kính khoảng 1-2 phân, có xác bã lồi ra ở mỗi lỗ đục và ít nhựa mầu nâu rỉ ra chẩy dọc theo thân, có thể ngửi thấy mùi khai bốc ra từ các lỗ đục này do các mô bên trong bị lên men. Trường hợp nặng cây có thể bị gẫy ngang do thân cây đã bị rỗng.
Khi sắp hoá nhộng ấu trùng tạo một kén hình bầu dục bằng các sợi xơ ngay trong thân hoặc trong các bẹ lá trên ngọn rồi hoá nhộng bên trong. Đuông có thể gây hại cho cây dừa quanh năm , nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa, nhất là những tháng có mưa nhiều như tháng 8, tháng 9.
Để phòng trị sâu Đuông các bạn có thể thực hiện một số biện pháp chính sau đây:
- Đốn sát gốc những cây dừa đã bị Đuông gây hại nặng không có khả năng phục hồi rồi đem đốt để tiêu hủy sâu non, nhông ở bên trong.
- Áp dụng tốt các biện pháp phòng trị kiến vương, để hạn chế các lỗ đục do kiến vương gây ra , từ đó hạn chế nơi đẻ trứng của con trưởng thành và sự xâm nhập của ấu trùng vào bên trong thân cây dừa.
- Ngăn ngừa sự đẻ trứng của Đuông dừa bằng cách trám kỹ các vết thương, các lỗ đục của kiến vương trên thân cây để phá bỏ nơi đẻ trứng của Đuông.
- Tránh tạo những vết thương cơ giới trên thân cây dừa.
- Dùng dây kẽm xoi lỗ đục để diệt Đuông trong lỗ, sau đó bít kỹ các lỗ đục này lại.
-Dùng một số loại thuốc trừ sâu dạng hột như Basudin, Regent, Padan...rải lên đọt cây giống như đối với cách phòng trị kiến vương./.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...