Nguyên nhân nào làm cho bệnh xì mủ, thối trái sầu riêng gây hại nhiều?
Lê Đình Thuyết và một số bà con
ở Long Khánh, Đồng Nai
Trả lời: Bệnh Xì mủ (thối gốc, thối rễ), thối trái...cây Sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra là một bệnh rất nguy hiểm trên cây sầu riêng. Ngòai sầu riêng bệnh còn gây hại trên một trăm lọai cây trồng khác. Do có nguồn gốc thủy sinh nên nấm ưa thích và rất cần có ẩm ướt cao để sinh sản, phát triển và gây hại. Vì thế như các bạn đã thấy bệnh thường phát triển và gây hại mạnh trong mùa mưa.
Để có có sở khoa học cho việc xây dựng biện pháp phòng trị bệnh, cách nay vài năm, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Đồng nai đã điều tra khảo sát thực tế vườn cây, để tìm ra nguyên nhân làm cho bệnh phát sinh và gây hại nặng. Sau đây là một số nguyên nhân chính mà các cơ quan chuyên môn ở đây đã đưa ra:
- Do phái hiện bệnh chậm:
việc kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh sớm ít được nhà
vườn quan tâm, đến khi bệnh đã phát triển và gây hại nặng mới phát hiện
được thì đã muộn, khiến cho việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn và
thường mang lại hiệu qủa không cao, đấy là chưa kể có những trường hợp
qúa nặng không cứu chữa nổi.
- Do trồng xen và trồng dầy:
trên 90% vườn sầu riêng có trồng xen với những cây trồng khác như :
chôm chôm, xoài, tiêu… những cây này cũng là kí chủ của nấm P.
palmivora, đã thế khi cây trồng xen không còn có hiệu qủa kinh tế thì
nhà vườn không đầu tư chăm sóc, làm cho bệnh có cơ hội phát triển nhiều
trên những loại cây này, đây có thể được coi là những “ổ bệnh”, từ đó
lây lan sang gây hại cho cây sầu riêng. Nhà vườn ở đây thường trồng sầu
riêng dầy đã thế lại trồng xen thêm cây trồng khác, làm cho vườn sầu
riêng luôn bị bít bùng không thông thóang tạo cho ẩm độ không khí trong
vườn cao, nhất là vào mùa mưa, đã tạo cho nấm bệnh có điều kiện phát
triển mạnh. Mặt khác xung quanh vườn sầu riêng nhiều chỗ lại là các đồn
điền cao su (là cây thường bị nấm P. palmivora gây hại nặng) .Vì thế
bệnh từ cây cao su đã lây lan sang cây sầu riêng một cách dễ dàng.
- Do việc thay đổi giống mới không đúng kĩ thuật:
Thay thế một giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, có sức chống
chịu với sâu bệnh … cho những giống cũ già cỗi, bị chết do sâu bệnh… đã
được nhiều nhà vườn quan tâm thực hiện. Tuy nhiên một mặt do thiếu vốn,
mặt khác do nhà vườn còn tiếc những cây còn sống sót nên họ đã không
chặt bỏ hết vườn sầu riêng cũ mà cứ cây nào bị chết thì chặt bỏ rồi
trồng cây giống mới vào. Cách làm này đã tạo điều kiện cho bệnh từ cây
cũ lây lan sang những cây giống tốt mới tròâng, rất khó cắt đứt cầu nối
của bệnh trên vườn cây, khiến cho việc phòng trừ bệnh gặp nhiều khó
khăn.
- Do không tiêu hủy triệt để những bộ phận bị bệnh:
Những bộ phận bị bệnh sau khi được tỉa bỏ không được đem ra khỏi vườn
để tiêu hủy mà vứt bỏ bừa bãi ngay tại vườn, hoặc xuống các ao hồ,
mương, suối đầu nguồn nước, cũng là một nguyên nhân làm cho bệnh lây
lan, phát triển ngày một nhiều hơn, rộng hơn.
- Do có sẵn nguồn bệnh ban đầu:
Sầu riêng được trồng trên nền đất đã được trồng cao su trước đây, hoặc
những vườn trồng dưới chân đất thấp hơn so với vườn cao su nhưng lại
không có hệ thốùng rãnh bao quanh cứ để cho nước mưa chẩy tràn lan từ
vườn cao su sang vườn sầu riêng. Do đã có nguồn bệnh nằm sẵn trong
đất, trong nước nên sầu riêng dễ bị bệnh gây hại nặng.
- Do tuổi cây:
Hầu hết các vườn sầu riêng bị bệnh hại nặng đều là những vườn gìa cỗi
(trên 25 năm tuổi) khả năng chống chịu với bệnh kém, cây cao rất khó
phun xịt thuốc, nhất là bệnh ở các cành, nhánh phía trên, đây là các “ổ
bệnh” lây truyền cho những vườn sầu riêng mới trồng, làm cho việc phòng
trừ thêm tốn kém và khó khăn.
- Do ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ : Phân hữu cơ hoai mục không những làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng kết cấu của đất, tăng cường thêm chất dinh dưỡng và những nguyên tố vi lượng cho cây, mà chúng còn cung cấp thêm cho đất những vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh đang tồn tại trong đất bảo vệ cây, nhưng hầu như các nhà vườn không sử dụng hoặc chỉ sử dụng không đáng .
Trên đây là một số nguyên nhân chính đã làm cho vườn sầu riêng ở tỉnh Đồng nai của các bạn bị nấm bệnh P. palmivora gây hại nặng trong thời gian vừa qua. Sau khi biết được những nguyên nhân chính đã làm cho bệnh gây hại nặng, nếu các bạn cố gắng khắc phục thì chắc chắn vườn sâu riêng của các bạn sẽ giảm bớt được lọai bệnh hại nguy hiểm này.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...