Cách phòng trị bù lạch hại cam sành
Lê Văn Năm
Xã Đạo Thạnh, Tp.Mỹ Tho, Tiền Giang
Và một vài nhà vườn ở Biên Hòa, Đồng Nai
Trả lời: Qua mô tả của bạn kết hợp với tình hình thực tế đã quan sát được ở một số vườn cam sành ở ĐBSCL, chúng tôi cho rằng trái cam của bạn không bị bệnh gì hết, mà đây chỉ là di chứng để lại do con bù lạch (bọ trĩ) gây ra ở giai đoạn trước đó. Không riêng gì cây cam sành, đối với những loại cây trồng khác cũng vậy , tại một vùng nào đó khi mới phát triển loại cây này thì sâu bệnh ít hoặc chưa xuất hiện , nhưng càng về sau do được tích lũy số lượng và một vài lý do khác mà chúng cứ phát triển ngày một nhiều lên. Vì thế cam sành chỗ bạn gần đây bị bù lạch gây hại nhiều hơn hồi mới phát triển loại cây này cũng là điều bình thường.
Qua điều tra các nhà chuyên môn cho biết trên trái cam có đến hai loại bù lạch , một loại mầu đen, một loại mầu vàng, nhưng chủ yếu là loại mầu vàng (Scirtothrips dorsalis).
Con trưởng thành của loài này có kích thước rất nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 0,8 ly, mầu vàng đến vàng cam, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài. Con trưởng thành cái thường đẻ trứng trong mô lá non, trái non hoặc cành non. Trứng có hình bầu dục, mầu vàng nhạt, ấu trùng mới nở có mầu trong suốt , chân dài, hình ống tròn. Khi lớn chúng có kích thước tương tự con trưởng thành. Nhộng có mầu vàng sậm, nhọn ở phần cuối bụng.
Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút gây hại trên lá non, hoa và trái non, nhưng thường gây hại nhiều nhất trên trái non bằng cách ẩn trong các lá đài chích hút phần vỏ gần cuống trái, tạo ra những mảng sẹo mầu xám hoặc mầu bạc lồi lên trên vỏ trái, nên khi trái lớn những sẹo này lộ ra phía ngoài vòng quanh cuống trái thành vòng tròn rất đặc trưng (như bạn đã thấy) (ảnh III-59). Ở giai đoạn trái còn non vừa rụng cánh hoa cho đến khi đường kính trái đạt khoảng 4-5 phân thường bị bù lạch gây hại nhiều nhất. Nếu mật số cao chúng có thể tấn công trên cả trái đã lớn. Bù lạch thường gây hại cho những trái nằm phía ngoài của tán cây, nơi có nhiều ánh nắng. Mặc dù trái cam ăn vẫn ngon ngọt , nhưng do vỏ trái bị sẹo, xấu xí nên không bán được giá cao, gây thiệt hại cho nhà vườn. Ở các tỉnh phía nam bù lạch thường xuất hiện và gây hại nhiều cho các đợt hoa, trái non từ tháng 2 đến tháng tư hàng năm.
Để hạn chế tác hại của bù lạch, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
-Nên trồng với mật số dầy hơn và trồng thêm cây che bớt nắng cho vườn cam như một số nhà vườn ở Cái Bè (TG) vẫn thường làm cũng có tác dụng hạn chế bớt tác hại của bù lạch.
-Khi tưới vườn, nên tưới nước phun lên cây để rửa trôi và hạn chế bớt bù lạch.
-Nếu vườn nhà bạn thường xuyên bị bù lạch gây hại có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Confidor 100SL; Regent 5SC; Danitol 10EC; Admire 050EC ... phun vào lúc hoa đang nở rộ, sau đó khoảng một tuần thì thì phun tiếp lần . Do bù lạch có khả năng kháng thuốc nhanh vì thế bạn nên luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc để hạn chế gây sức ép kháng thuốc đối với chúng.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...