Cách diệt trừ sâu đục cành sapô (hồng xiêm)
Lương Văn Vinh (Long Thành, Đồng Nai)
Trả lời: Theo chúng tôi con sâu đang gây hại trên cây Sapô nhà bạn là con sâu đục cành Pachyteria equestris (ở nhiều nơi bà con gọi là con bù xè), thuộc Họ xén tóc (Cerambycidae), Bộ cánh cứng (Coleoptera), chúng là một trong vài đối tượng nguy hiểm thường gây hại cho cây Sapô.
Con trưởng thành là một lọai xén tóc, cơ thể dài khỏang 3-3,2 cm(con cái) hoặc 2,5-2,8 cm (con đực), mầu đen, ở phần giữa của cánh trước có mầu vàng , chia cơ thể ra làm 3 phần (ở giữa mầu vàng còn hai phần ở đầu và cuối cơ thể có mầu đen).
Con trưởng thành cái đẻ trứng trên các vết cuống lá đã rụng. Sau khi nở con ấu trùng đục vào bên trong gây chết héo cành non. Nếu gặp cành lớn thì ấu trùng cạp ăn dưới lớp vỏ sau đó đục một đường hầm ăn sâu vào bên trong ca. Khi sâu lớn chúng đục vào phần gỗ của cành, của thân (ảnh III-18), làm đứt các mạch dẫn nước và dinh dưỡng, làm cho phần phía trên chỗ bị đục không được cung cấp dinh dưỡng, nước sẽ suy yếu dần, lá bị vàng úa, nếu nặng có thể bị chết khô. Nếu không phát hiện và diệt trừ kịp thời để sâu đục sâu vào bên trong thân và đục ăn xuống đến gốc thì có thể làm cả cây bị chết (nhất là vào mùa khô).
Khi đi thăm vườn bạn có thể dễ dàng nhận ra những cành đang bị sâu hại bằng một triệu chứng rất đặc trưng là cành đó bị chẩy mủ từng đọan qua các lỗ đục nhỏ và phân sâu nhìn giống như mùn cưa đùn ra ngòai qua các lỗ đục.
Khi đẫy sức ấu trùng hóa nhộng ngay trong các đường đục , những con nhộng này sẽ hóa trưởng thành vào đầu mùa mưa và chui theo các lỗ đục ra ngòai (vì thế cứ vào đầu mùa mưa bạn sẽ bắt gặp con trưởng thành nhiều hơn các thời điểm khác trong năm)
Sâu gây hại chủ yếu ở những vườn Sapô còn nhỏ tuổi (dưới 10 tuổi), còn những cây lớn tuổi, già cỗi sâu gây hại ít hơn.
Thực tế sản xuất cho thấy việc dùng thuốc hóa học để phun xịt diệt sâu đục cành thường không đem lại hiệu qủa mong muốn, do con sâu nằm bên trong thân, cành thuốc không thể tiếp xúc được với chúng. Để diệt trừ sâu những nhà vườn có kinh nghiệm thường áp dụng biện pháp pháp thủ công kết hợp với việc dùng thuốc hóa học thì mới mang lại hiệu qủa cao. Cụ thể là với những cành đã bị sâu làm chết cần cắt bỏ rồi tiêu hủy để diệt những con sâu còn đang nằm bên trong, hạn chế mật độ sâu ở các đợt sau, đồng thời phải kiểm tra vườn Sapô thường xuyên để pháthiện sớm và diệt trừ kịp thời khi con sâu chưa kịp đục vào phần gỗ của cây bằng cách quét sạch sẽ vườn cây để dễ dàng phát hiện phân sâu rơi trên mặt đất, hoặc trên cành, lá phía dưới chỗ sâu đục (nhìn giống như mùn cưa). Khi thấy phân sâu rơi chỉ cần chiếu thẳng lên phía trên cành là dễ dàng tìm được lỗ đục, hoặc thấy cành bị chẩy mủ là chỉ cần quan sát chỗ mủ chẩy ra là thấy được lỗ đục. Nếu thấy đường đục còn nằm cạn phía ngòai vỏ cây thì chỉ cần lấy mũi dao nhọn, soi tách chỗ đục để bắt sâu. Nếu đường đục đã ăn sâu vào phần gỗ thì dùng bông gòn có tẩm thuốc trừ sâu nhét vào lỗ đục rồi dùng bơm tiêm bơm thêm thuốc vào để thuốc ngấm vào bên trong, sau đó lấy đất dẻo trét kín lỗ đục để thuốc xông hơi vào bên trong tiêu diệt sâu. Cũng có thể dùng thuốc trừ sâu pha lõang rồi cho vào bơm tiêm bơm vào trong đường đục. Nếu đường đục chưa sâu lắm có thể dùng cọng kẽm luồn vào bên trong chọc chết con sâu.
Cách nay vài năm nhân một chuyến đi kiểm tra sâu bệnh trên vườn cây ăn trái ở xã Trung An, Mỹ Tho chúng tôi có gặp anh Năm Tươi (một chủ vườn chuyên canh cây Sapo ở đây), chúng tôi thấy anh có một kinh nghiệm rất hay để diệt lọai sâu này, anh cho biết lọai sâu này có đặc điểm là trên đường đục (từ trên ngọn đục xuống) cứ cách khỏang vài phân là chúng lại đục một lỗ ăn thông ra bên ngòai để “thở” và đùn phân ra. con sâu bao giờ cũng nằm ở vị trí phía dưới của lỗ đục cuối cùng, hàng ngày anh kiểm tra cây để phát hiện sớm lỗ đục khi đường đục còn nằm cạn phía bên ngòai vỏ, sau đó chỉ việc lấy mũi dao nhọn tách nhẹ một đọan ngắn phía dưới chỗ lỗ đục cuối cùng là bắt được con sâu, vừa nhanh vừa đỡ hại cây do không phải bóc tách nhiều đọan vỏ cây như trước đây.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...