Cách phòng trị sâu đục trái táo
Nguyễn Đình Tài (Vĩnh Cửu, Đồng Nai)
Trả lời: Táo của nhà bạn mới trồng được năm năm thì đâu có gì là nhiều tuổi, táo nhà người ta trồng đã 10 năm vẫn còn cho năng xuất cao cơ mà, thực ra táo nhà bạn mới bước vào giai đọan khai thác tốt nhất, cho trái ổn định và xung sức. Thời gian gần đây thường bị sâu bệnh phá hại nhiều so với thời gian đầu mới trồng là do có lẽ chỗ bạn ít trồng táo nên những lọai sâu bệnh chuyên gây hại cho cây táo đãõ không có sẵn và cũng có ít hơn so với những nơi trồng táo chuyên canh nhiều năm, sau khi trồng một vài năm, do có sẵn thức ăn những lọai sâu bệnh này mới có điều kiện để sinh sôi nẩy nở ra “con đàn cháu đống” cho nên càng về sau vườn táo nhà bạn càng bị nhiều sâu bệnh gây hại hơn hồi mới trồng, chứ không phải là do cây táo đã nhiều tuổi đâu.
Sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về đặc điểm của con sâu này. Và cách phòng trị chúng: con trưởng thành của lòai sâu này là một lọai bướm nhỏ mầu nâu, sải cánh rộng khỏang 20-25 ly. Con cái họat động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác ở gần cuống của những trái táo còn non. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để ăn phá phần thịt trái, đặc biệt chúng rất thích ăn phần hột và phần thịt trái gần xung quanh hột. Chỗ vết đục trên vỏ trái hơi nổi u, muốn biết đó có phải là đường đục hay không chỉ cần lấy dao mỏng gọt nhẹ lớp vỏ sẽ thấy có đường đục mầu nâu tối bên trong. Ngòai những lỗ đục nhỏ như vậy còn có thể gặp những lỗ đục lớn như đầu chân nhang, do những con sâu đã lớn tuổi chui ra từ trái khác đục chui vào. Tại những lỗ đục sâu đùn phân ra ngòai. Nếu gặp nước mưa hay gặp ẩm độ không khí cao, xung quanh lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần sang mầu nâu(anh III-48b, III-48c).
Bổ đôi những trái bị hại sẽ thấy có những con sâu non nằm bên trong (có những trái có đến bốn, năm con). Sâu non có mầu hồng hoặc mầu hồng tím (nên ở Đồng Tháp có nơi bà con gọi là con sâu hồng), đầu nhỏ mầu nâu đen (ảnh III-48a). Sâu gây hại từ khi trái còn non cho đến khi thu họach. Khi đẫy sức sâu lớn cỡ đầu chân nhang, chui ra ngòai để làm nhộng trong những lá khô xung quanh. Ngòai táo còn thấy sâu gây hại cho cả trái ổi, mận.
Để hạn chế tác hại của sâu bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp, chứ không thể có một biện pháp nào hữu hiệu nhất như bạn đề nghị. Sau đây là một số biện pháp chính:
-Nên thu họach trái sớm hơn bình thường, không nên “leo” trái chín qúa lâu trên cây.
-Thường xuyên thu gom rồi tiêu hủy những trái bị sâu gây hại đang còn ở trên cây hay đã rụng xuống đất, để tiêu diệt sâu bên trong. Nếu làm tốt việc này sẽ có tác dụng hạn chế mật độ sâu ở các lứa sau rất tốt.
-Thường xuyên tỉa bỏ những cành già không còn khả năng cho trái, cành tăm nằm khuất bên trong tán lá...vệ sinh vườn tược sạch sẽ để vườn luôn được thông thóang.
-Nếu vườn của bạn thường bị sâu gây hại nhiều thì có thể sử dụng một trong các lọai thuốc như : Regent 800 WC; Fastac 5EC; Sherpa 10 EC...xịt vào các đợt cây ra trái non. Trước khi xịt bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì. Và tuyệt đối phải bảo đảm thời gian cách ly của thuốc.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...