Cách phòng trị sâu đục vỏ trái bưởi
Đào Văn Thưởng (Cái Bè, Tiền Giang)
Và một số nhà vườn ở Đồng Nai
Trả lời: Qua mô tả của các bạn theo chúng tôi có lẽ đây là con sâu đục vỏ trái (Prays citri), lòai sâu này thuộc Họ Yoponomeutidae, Bộ Lepidoptera. gần đây chúng xuất hiện và gây hại ngày một nhiều hơn trên cây có múi (chủ yếu là bưởi, cam, chanh) ở các tỉnh Phía Nam.
Con trưởng thành của chúng là một lọai bướm có kích thước rất nhỏ, mầu xám hơi nâu, dài khỏang 4-5 ly, sải cánh rộng khỏang 7-8 ly. Trên cánh có những vết mầu xám nâu hơi đậm, xen kẽ mầu xám không đều nhau, mép cánh có nhiều lông. Trứng dẹp mầu xanh trong, được đẻ rải rác trên vỏ trái.
Sâu non rất nhỏ, dài khỏang 3-5 ly, lúc mới nở có mầu vàng nhạt, sau chuyển dần thành mầu lục (ảnh III-56a). Khi sắp hóa nhộng trên mình sâu có những sọc nâu, đỏ xen kẽ nhau. Sau khi nở sâu non đục vào vỏ trái ăn phần vỏ xốp trắng (hoặc hồng tùy giống bưởi) phân cách giữa lớp vỏ xanh bên ngòai và phần múi bên trong (tức phần cùi bưởi), làm cho vỏ trái bị nổi lên các khối u (ảnh III-56b, III-56c). Sâu có thể gây hại từ khi trái còn non cho đến khi lớn.Nếu bị hại sớm và nặng trái có thể bị rụng, nếu bị hại trễ hơn khi trái đã lớn thì trái vẫn có thể phát triển bình thường nhưng sẽ bị biến dạng do những khối u đã phát triển lớn, làm trái xấu xí, khi bán thường bị mất giá (mặc dù chất lượng của trái không bị ảnh hưởng vì sâu không ăn phần múi). Khi đẫy sức sâu chui ra ngòai rồi kéo một lớp tơ mỏng làm thành một cái kén có màu nâu nhạt hay xám trắng ngay trên vỏ trái, cuống trái, cành hoặc phiến lá rồi hóa nhộng bên trong.
Sâu đục trái thường gây hại nhiều trong những tháng nửa đầu mùa mưa. Để hạn chế tác hại của sâu các bạn nên áp dụng phối hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:
-Thường xuyên thu gom những trái bị nhiễm sâu (kể cả những trái đã rụng) đem chôn hoặc tiêu hủy để diệt sâu bên trong.
-Nên hái bỏ những trái còn sót lại ở cuối vụ để hạn chế số lượng sâu cho các vụ trái sau.
-Khi chăm sóc vườn nếu phát hiện thấy nhộng thì thu gom diệt ngay.
-Vào mùa trái nên kiểm tra vườn thường xuyên, nếu thấy có nhiều nhộng thì khỏang một tuần sau nên xịt thuốc để diệt sâu non khi chúng chưa kịp đục vỏ trái chui vào bên trong.
-Khi có trái non, nếu phát hiện thấy trái bắt đầu có triệu chứng bị hại (vỏ trái có u nhỏ) thì tiến hành xịt một đợt thuốc trừ sâu.
-Nếu vườn của các bạn thường bị sâu gây hại nặng hàng năm, thì khi cây vừa tượng trái non tiến hành xịt 2-3 đợt thuốc, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày. Về thuốc, các bạn có thể sử dụng luân phiên bằng một trong những lọai thuốc như: Decis 2,5EC, Sherpa 10EC hoặc 25EC, Bian 40EC, Visca 5EC, Alphago 5EC, Sumicidin 10EC...Trước khi sử dụng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...