Côn trùng đục trái mận và cách phòng trừ
Nguyễn Công Ước (Long Thành, Đồng Nai)
Võ Thị Thế Hà (P. Bình Khanh, Thủ Đức, Tp. HCM)
Trả Lời: Qua mô tả khá chi tiết của các bạn trong thư,
Sâu non của sâu đục trái có cơ thể rất nhỏ, đẫy sức sâu dài khỏang 15 ly, mầu nâu đỏ đậm (ảnh III-36a, III-36b, III-36c), khi chuẩn bị hóa nhộng có mầu xanh vàng, đầu mầu đen. Khi bổ trái ra các bạn sẽ thấy con sâu di chuyển rất nhanh chui vào các chỗ kín để chạy trốn. Sâu non gây hại cho cả bông và trái mận, từ khi bông sắp rụng nhụy cho đến khi trái chín, làm cho bông khô và rụng. Với trái sau khi nở sâu đục chui vào bên trong trái ăn phá làm cho trái bị hư hỏng không ăn được. Trong quá trình sống chúng thải ra những cục phân nhỏ li ti như hạt dền mầu nâu đen ngay bên trong trái. Khi đẫy sức sâu chui ra ngòai xếp mép lá lại và hóa nhộng bên trong. Lòai sâu này có thể gây hại quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại của chúng thường không nhiều.
Lọai sâu thứ hai mà các bạn hỏi là con Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis). Con mẹ của chúng là một lọai ruồi, cơ thể có mầu nâu nhạt , mặc dù là ruồi nhưng nhìn chúng có vẻ giống con ong nhiều hơn. Con cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái rồi đẻ trứng vào bên trong thành từng ổ 5-10 qủa bên dưới vỏ trái. Sau khi đẻ khỏang 2 ngày thì trứng nở ra con ấu trùng, ấu trùng là một lọai dòi, mầu trắng vàng lợt. Kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ dài bằng khỏang phân nửa con sâu đục trái. Sau khi nở con dòi đục sâu vào bên trong ăn phá, làm cho trái bị hư thối không thể ăn được. Đẫy sức dòi đục vỏ trái chui ra ngòai rồi chui vào đất để làm nhộng. Ngược với sâu đục trái, ruồi đục trái thường gây hại nhiều trong mùa mưa, còn trong mùa khô tác hại của chúng không nhiều lắm.
Để hạn chế tác hại của sâu, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
1/ Biện pháp chung cho cả 2 lọai:
-Nếu điều kiện cho phép, sau khi tượng trái, dùng bao giấy, bao Nilon, bao chuyên dùng...bao chùm trái lại, nếu làm được thì biện pháp này sẽ có tác dụng rất cao.
-Cắt tỉa những cành, nhánh không cần thiết, tạo cho vườn luôn sạch sẽ, thông thóang, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành.
-Thu nhặt hết những trái rụng dưới gốc đem tiêu hủy để tiêu diệt sâu, dòi bên trong trái.
2/ Đối với sâu đục trái: Thường xuyên kiểm tra vườn mận, nếu thấy có khỏang 5% số bông hoặc 5% số trái vừa mới tượng bị sâu hại thì có thể sử dụng một trong những lọai thuốc sau đây để diệt sâu như: Decis 2,5EC; Fastac 5EC; Vifast 5ND; Sherpa 10EC/25EC; Cyperan 5EC/10EC/25EC; Polytrin C 440EC; Polytrin P 440EC... Để bảo đảm an tòan cho người ăn tuyệt đối không phun xịt thuốc khi trái sắp được thu họach. Nếu có xịt ở giai đọan trước đó thì phải đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.
3/ Đối với ruồi đục trái:
-Thu hái trái sớm hơn bình thường, không để trái chín leo qúa lâu trên cây.
-Dùng thuốc VIZUBON-D để dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành.
Khi trái mận sắp thu họach mới bị dòi gây hại nhiều, vì thế không nên phun xịt thuốc hóa học trực tiếp lên cây, vì vỏ trái mận rất mỏng, thuốc dễ dàng ngấm vào bên trong gây độc cho người ăn.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...