Ruồi đục trái ổi và biên pháp phòng trừ
Nguyễn Bá Thảnh (cán bộ hưu trí).
huyện Thống Nhất, Đồng Nai.
Trả lời: Qua mô tả của bác, chúng tôi cho rằng trái ổi trong
Nhiều nhà vườn coi đây là lọai sâu hại nguy hiểm nhất trên cây ổi, vì chúng gây thất thu rất lớn cho vườn cây. Ở Tiền Giang, Đồng Tháp đã có những vườn ổi bị chúng gây hại hầu hết số trái trong vườn. Lòai ruồi này gây hại hầu như trên tất cả các giống ổi, chứ không “kiêng cữ” giống nào cả, nếu nói rằng giống ổi ruột đỏ thường bị chúng gây hại nhiều thì không có cơ sở và “oan” cho giống ổi này. Qua thực tế chúng tôi thấy giống ổi xá lị mới là giống bị ruồi gây hại nhiều hơn, vì vậy bác đừng chặt bỏ để thay giống mới mà nên áp dụng một số biện pháp để hạn chế tác hại của chúng.
Con trưởng thành của lòai sâu này là một lọai ruồi, cơ thể của chúng có màu nâu vàng, dài khỏang 7-9 mm, sải cánh rộng khỏang 1,3-1,4 cm (ảnh III-14a, III-14b). Con ruồi cái dùng vòi đẻ trứng trực tiếp vào bên trong những trái ổi đã già sắp chín. Trứng của chúng nhìn giống như hạt gạo dài khỏang 1 mm, màu trắng sữa hoặc màu vàng nhạt (lúc sắp nở). Sau khi đẻ 1-2 ngày thì trứng nở ra con giòi, giòi có màu vàng nhạt, dài khỏang 1,5-8 mm (tùy theo tuổi) (ảnh III-14c). Sau khi nở giòi ăn phá bên trong trái làm cho trái bị hư thối và bị rụng sớm. Trong một trái có khi có đến hàng chục con giòi cùng cắn phá. Khi đẫy sức, giòi búng mình rơi xuống đất hóa nhộng ở độ sâu khỏang 3-7 cm trong đất.
Để hạn chế tác hại của ruồi, bác có thể áp dụng một số biện pháp sau :
-Thu họach trái sớm hơn bình thường, đừng để trái chín đeo qúa lâu trên cây.
-Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh... để vườn luôn được sạch sẽ và thông thóang.
-Thu gom những trái bị rụng, những trái bị dòi đem tiêu hủy họăc đem chôn, để hạn chế mật độ ruồi ở các lứa sau.
-Do con giòi hóa nhộng dưới đất xung quanh gốc cây nên bác có thể rải Basudin 10H, Vibasu 5H/10H; Padan 4G/10G, Regent 0,2G/0,3G... xuống xung quanh gốc ổi để diệt nhộng đang nằm dưới đất. Cũng có thể dùng “thuốc nhử ruồi” VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực sẽ có tác dụng hạn chế tác hại của giòi rất lớn, biện pháp này nếu bác vận động được nhiều bà con trên một vùng rộng lớn cùng làm thì mới có kết qủa cao.
Không nên dùng thuốc hóa học phun trực tiếp lên trái ổi khi trái ổi sắp được thu họach vì rất dễ gây ngộ độc cho người ăn./.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...