Cách chọn giống đu đủ cho nhiều quả
Cây đu đủ vốn có tính di truyền phức tạp, phấn của hoa đực và hoa lưỡng tính lại rất khác nhau, tính mẫn cảm của phấn hoa đực cao gấp nhiều lần của hạt phấn hoa lưỡng tính, do đó đu đủ rất dễ bị lai tạp, khó giữ được giống tốt thuần chủng nếu không thụ phấn bắt buộc.
Việc thụ phấn bắt buộc trước hết phải chọn cây giống khoẻ, ít sâu bệnh, cần phải chọn đúng giống, chọn những nụ hoa ra ở lứa quả đầu tiên, khi cây còn đang rất sung sức, nếu vào đúng lúc thời tiết đầu mùa hè thì càng tốt, sau này số hạt sẽ cho nhiều hơn. Dùng kim châm cho các nụ hoa nhỏ ở trong chùm hoa nhiều vết, mấy hôm sau hoa tự rụng đi, chỉ để lại một nụ hoa ở giữa to nhất, khi đầu cánh của nụ hoa bắt đầu có màu trắng thì dùng túi nilon trong, châm thật nhiều lỗ cho dễ thoát hơi nước và không khí, sau đó bao nụ hoa lại theo dõi tới khi hoa nở. Các buổi sáng tháo túi nilon ra, ngắt bao phấn thoa lên đầu nhụy hoa cái. Nếu cây giống là cây lưỡng tính, có hoa lưỡng tính thì lấy bao phấn của hạt hoa lưỡng tính. Nếu là giống chỉ có hoa cái và hoa đực riêng rẽ trên từng cây thì lấy phấn hoa đực và sau đó sẽ có 50% là hạt sẽ cho cây đực. Thụ phấn xong, bao hoa lại để tránh hoa bị thụ phấn của giống khác ngoài ý muốn. Chờ 2-3 ngày sau hoa rụng đi thì tháo túi nilon ra cho quả phát triển tự nhiên.
Muốn đu đủ cho sai quả và có quả to cần chọn chân đất tốt, ẩm và thoát nước tốt, ánh sáng đầy đủ, không bị cây khác che khuất. Chăm sóc thật tốt cho cây luôn có 50-60 lá xanh tốt trên cây.
Khi mới trồng nên đào hố sâu, rộng, bón lót từ 20-30kg phân hữu cơ mục và thêm 0,1-0,2kg lân, sang tháng thứ 2-3 thì bón thúc mỗi gốc khoảng 25-30 gam đạm và 40 gam DAP hoà tan trong nước, tưới vào dưới tán cây, cách xa gốc 20-30cm. Các tháng sau, cây to ra, hoa quả nhiều, cần tăng dần lượng phân cho tới lúc quả chín, hạn chế ở mức độ 120-150 gam urê và 140-160 gam DAP cho tới khi cây hết khả năng cho quả thương phẩm. Chú ý vào mùa lạnh cần tưới ẩm thường xuyên, kết hợp phun oxyclorua đồng. ở ấn Độ người ta còn tưới cả dung dịch này vào gốc cây, giúp cây có thêm vi lượng đồng, chống rét và bạc lá. Chú ý phòng trừ rệp hại cây.
Nguồn: http://www.chuyennhanong.com.vn/
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...