Trường hợp hãn hữu mới xiết cây có múi
Việc xiết cây là việc không nên làm bởi đây là động tác nhằm ép cây cho ra hoa trái vụ. Theo Ông Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, ngay từ ban đầu người dân đã đầu tư nhiều tiền của, công sức vào vườn cây thì không nên cho người khác thuê lại. Bởi không phải là vườn của mình nên người đi thuê sẽ làm mọi cách để tận dụng làm sao cho thu được nhiều trái cây nhất, đem lại lợi nhuận nhất và không cần biết việc xiết cây là có hại cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Ngoài ra việc xiết cây sau đó đòi hỏi người sử dụng phải bón rất nhiều loại phân cho cây hồi sức, tuy nhiên ít người nào dại gì, vì không phải vườn của mình mà lại đầu tư chăm bón chu đáo. Bởi vậy, cho dù thế nào đi nữa cũng không nên xiết cây đặc biệt là cây có múi.
Ông có thể cho biết tác hại của việc xiết cây như thế nào, và những cây nào có thể xiết cho ra trái nghịch mùa nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, chất lượng sản phẩm ?
Khi xiết cây sẽ ngăn chặn giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng của cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản. Trên cây có múi nói chung và cam, quýt, bưởi nói riêng thì không khuyến khích sử dụng biện pháp khoanh vỏ của gốc, thân, cành như thường làm trên nhãn xoài, chôm chôm, măng cụt bởi cây có múi mẫn cảm với bệnh thối gốc, chảy mủ, do nấm gây ra. Việc khoanh vỏ có thể tạo điều kiện cho sâu hại tấn công. Trong trường hợp cây bị khoanh vỏ quá lớn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh trưởng phát triển của cây, trường hợp nặng có thể làm chết cây vì nhựa luyện không thể theo mạch ở phẩn vỏ cây đi xuống đi xuống nuôi các bộ dưới như gốc, rễ… Tuy nhiên, hiện nay ở vùng Nam Cát Tiên (Đồng Nai) có một số hộ dân vẫn tiến hành xiết cây nhưng nhờ chăm sóc tốt nên vẫn chưa có ảnh hưởng xấu. Ngoài ra, nếu cây bị xiết thì chất lượng trái cây không đạt bằng trái chính vụ. Ngoài ra, có một số loại cây vẫn cần phải xiết vì cây không bị ảnh hưởng như xoài, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm. Đặc biệt loại măng cụt thì nên xiết cây để cho ra trái chín vào trước mùa mưa giúp trái cây được ngon, không sượng, bị nhạt ...
Hiện nay nhiều nhà vườn trồng cây có múi và đã cho người khác mướn và bị xiết cây, giả sử nếu là vườn cây của Viện, ông sẽ xử lý như thế nào?
Đã có hợp đồng thuê mướn thì mình phải thực hiện đúng hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có nêu, mà bên mướn vườn cây không thực hiện đúng, tự ý xiết cây thì mình có thể thoả thuận để lấy lại vườn trước thời hạn, vì như tôi đã nói, nếu để họ xiết cây thì sẽ rất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Qua đây tôi cũng xin nhấn mạnh, người dân có vườn cây thì không nên cho thuê, mướn. Và nếu vì lý do gì đó phải cho mướn thì cần làm hợp đồng cho chặt chẽ, bởi việc xiết cây có múi chỉ áp dụng trong những trường hợp hãn hữu mới làm.
Theo: Netcenter.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...