Kỹ thuật trồng bưởi sạch
Huyện Chainat, Thái Lan là một cùng trồng bưởi nổi tiếng với giống bưởi Khai Tang Kwa. Giống được người dân chọn lọc và trồng cách đây hơn 100 năm. Hàng năm lễ hội bưởi Chainat được tổ chức vào giữa tháng 8 và 9. Ông Seri Klamnoi, một nông giỏi ở trong vùng, rất say mê và tâm huyết với cây bưởi.
Chính vì thế, ông đã chuyển 10,7 hécta từ trồng lúa sang trồng bưởi. Đến năm 1999, ông đã trồng được 2.500 cây bưởi Khao Tang Kwa. Trước khi quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bưởi, ông đã nghiên cứu rất kỹ phương pháp thâm canh cho bưởi để đạt được năng suất và chất lượng cao thông qua các tập san của các trường đại học, các viện nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo ông, khâu đầu tiên là phải chú trọng đến dinh dưỡng của đất. Đất trồng lúa 2 - 3 vụ/năm trong một thời gian dài sẽ trở nên cằn cỗi và bị chua (pH: 5,0 - 5,5). Muốn trồng bưởi phải cải tạo đất có độ màu mỡ cao, nhiều mùn, pH: 5,5 - 6,0. Để đạt được yêu cầu như vậy cần phải bón kết hợp phân hữu cơ và vôi theo tỷ lệ 1:5 (100kg vôi: 500kg phân hữu cơ/rai; 1 rai = 1.600m2). Phân hữu cơ như là chất đệm giữa đất và vôi. Nếu chỉ bón vôi thì chỉ sau 3 - 6 tháng đất lại trở về trạng thái thiếu dinh dưỡng như ban đầu.
Phương pháp trồng: cây cách cay 4 x 4m; kích cỡ hố trồng 50 x 50 x 50cm. Trồng so le để đạt được số lượng cây cao nhất trong quần thể. Chi phí về thuốc trừ sâu, phân hóa học, hoocmon tổng hợp trong 2 năm đầu cho 2.500 cây bưởi hết khoảng 430.000 baht (170 - 180 triệu đồng). Từ năm thứ 3, hệ thống vi sinh vật được thêm vào. Lượng phân hóa học bón cho bưởi giảm xuống còn 50% lượng phân hữu cơ tăng 20 - 30%. Trong thời gian tiếp theo, lượng phân hóa học có thể giảm tiếp xuống còn 30%. Năm 2001, ông đã sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được chiết xuất từ một vài loại cây dược liệu thay thế hoàn toàn cho thuốc trừ sâu.
Để giảm chi phí đầu tư cũng như mối nguy hiểm của tàn dư chất hóa học đối với người lao động và người tiêu dùng, ông và người dân địa phương đã sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và được chiết xuất từ một vài loại cây dược liệu thay thế hoàn toàn cho thuốc trừ sâu.
Bọ trĩ (thrips): Khi dịch bọ trĩ bùng phát, hòa xà phòng với nước theo tỷ lệ 1:10 phun 3 - 5 ngày. Bọ trĩ sẽ bị ngấm nước xà phòng, cánh bị ướt không có khả năng bay và bị chết.
Rệp (Aphids): Sử dụng hỗn hợp gia vị cay, nóng như: Ớt, hạt tiêu, thuốc lá (30kg) cho lên men với 10 lít rượu cồn nồng độ 95%, 2 lít nước xà phòng sau đó trộn đều và giữ trong 7 ngày để lên men. Dùng men đó với tỷ lệ 3 : 5 thìa súp với 20 lít nước và phun cho bưởi 7 ngày/lần.
Ruồi đục quả (fruit flies): Sử dụng hỗn hợp (30kg), bao gồm: gừng già + lá cây chanh + lá cây xả cho lên men với 10 lít rượu cồn nồng độ 95%, 2 lít nước xà phòng sau đó trộn đều và giữ trong 7 ngày để lên men. Dùng men đó với tỷ lệ 3 : 5 thìa súp với 20 lít nước và phun cho bưởi 7 ngày/lần.
Sâu, ấu trùng (worms): Lên men hỗn hợp cây hoa huệ + cây dây mật (Derris malaccencis) + thuốc lá + khoai mỡ với 10 lít rượu cồn nồng độ 95%, 2 lít nước xà phòng sau đó trộn đều và giữ trong 7 ngày. Dùng men đó với tỷ lệ 3: 5 thìa súp hòa với 20 lít nước và phun cho bưởi 7 ngày/lần.
Bệnh thối cây: Hòa chế phẩm Trichoderma với nước tưới lên vết bệnh có thể giảm được dịch bùng phát của bệnh tới 90%.
Riêng cách điều chỉnh ra hoa và đậu quả của bưởi; ông đã sử dụng hoocmon trứng để tăng tỷ lệ ra hoa. Thành phần: Trứng gà (5kg), đường thô (5kg), chất để tiêm chủng khô (1 thìa) và sữa chua (1 chai).
Đặt trứng vào thùng (để cả quả) trộn với đường thô, nghiền chất tiêm chủng thô và thêm tiếp sữa chua vào trộn đều. Cho toàn bộ hỗn hợp đó vào thùng nhựa. Đóng nắp lại và giữ trong bóng râm 7 ngày trước khi sử dụng.
Chú ý: Không sử dụng quá 10 - 15cc/20 lít nước, phun 7 - 10 ngày/lần cho đến khi cây bưởi ra hoa được trên 50%.
Giảm 50% phân hóa học bằng cách sử dụng phân trộn sinh học khô với hỗn hợp lên men sinh học lỏng. Thành phần: Phân dơi: 100kg, tro trấu: 300kg, bột cám: 100kg, men EM: 2 lít, đường thô: 2 lít, nước sạch: 10 - 15 lít. Sau đó tiến hành trộn tro trấu, phân dơi và bột cám với nhau; sau đó trộn tiếp đường thô, men EM và nước sạch với nhau. Cuối cùng trộn cả hai hỗn hợp đã trộn một lần nữa. Độ ẩm của hỗn hợp khoảng 50%. Sau đó dồn thành đống và đúc thành khối cao dưới 15cm trên mặt đất (có thể lót ny-lông ở dưới).
Kéo dài khả năng đậu quả: Phun nhỏ giọt chitosan lên quả bưởi theo tỷ lệ 20ml với 20 lít nước.
Theo: http://www.ticay.com.vn/
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...