Ghép cải tạo vườn nhãn
Tuy nhiên có nhiều nhà vườn không muốn chặt bỏ mà nghĩ cách ghép nhãn xuồng cơm vàng (một giống nhãn quý vẫn còn giữ được giá bán cao gấp nhiều lần so với nhãn long và các giống nhãn khác) lên gốc các giống nhãn này. Tuy vậy họ lúng túng chưa biết cách ghép như thế nào.
Nhân một chuyến đi thăm vùng cây ăn trái của huyện Châu Thành (Tiền Giang), chúng tôi đã gặp chú Nguyễn Văn Quý, người có nhiều kinh nghiệm về cách ghép này. Chú cho biết, trước khi ghép khoảng một tháng nên bón thêm phân đạm cho cây nhãn long và cả cây nhãn xuồng cơm vàng để cây sinh trưởng tốt, có nhiều nhựa khi ghép dễ thành công. Dùng phương pháp ghép mắt (ghép bo) và tuỳ từng trường hợp để có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:
- Cách 1: Nếu gốc nhãn long còn nhỏ cỡ bắp tay, bắp chân thì ghép trực tiếp "bo" giống lên gốc ghép. Mỗi gốc nhãn long thường có vài cành cấp 1, chừa lại một cành làm cành thở, số còn lại ghép "bo" giống nhãn xuồng cơm vàng vào. Tại vị trí phía trên chỗ phân cành 20 – 30 cm, chọn nơi có vỏ nhẵn nhụi để mở miệng ghép bằng cách dùng dao mỏng, sắc có mũi nhọn rạch 2 đường song song với thân của cành, mỗi đường dài 3cm và cách nhau 1,5 cm, phía dưới 2 đường song song cắt một đường nằm ngang nối liền hai đường này lại với nhau tạo thành hình chữ U (phần này gọi là "cửa sổ").
Trên cây nhãn Xuồng cơm vàng chọn những cành có độ lớn cỡ ngón chân cái, chọn những mắt mầm còn tốt, rồi dùng mũi dao nhọn rạch bốn đường xung quanh tạo thành một hình chữ nhật có chiều dài nhỏ hơn 3 cm và chiều rộng nhỏ hơn 1,5 cm, sao cho khi lắp vừa khít với "cửa sổ" đã mở trên gốc nhãn long (phần này gọi là "bo"), dùng mũi dao bóc lớp vỏ trên "cửa sổ" sau đó bóc tách lấy "bo" trên cành giống. Đặt "bo" giống sao cho vừa khít với "cửa sổ", rồi dùng dây nilon quấn chặt chỗ vừa ghép. Mỗi gốc nhãn long ghép 3 - 4 "bo" sau này sẽ có 3 - 4 cành nhãn Xuồng cơm vàng.
- Cách 2: Nếu gốc nhãn long đã lớn, mỗi cây để lại một cành thở, số còn lại cưa bỏ (cưa cách phía trên chỗ phân cành 20 – 30 cm), bón thêm phân, tưới nước giữ ẩm thường xuyên để chỗ cưa ra tược mới, chờ cho tược có độ lớn cỡ ngón tay là có thể ghép được. Về cách ghép cũng tiến hành tương tự như trên nhưng "cửa sổ" và "bo" giống chỉ dài 2 cm và rộng 1 cm. Mỗi gốc nhãn long ghép 3 - 4 "bo" giống nhãn Xuồng cơm vàng là vừa.
Sau ghép 2 - 3 tuần mở dây nilon kiểm tra nếu thấy "bo" giống còn sống thì cắt bỏ đoạn trên của chỗ ghép (cắt cách chỗ ghép 10 cm nếu áp dụng cách 1, hoặc 20 – 30 cm nếu áp dụng cách 2). Sau khi cắt một thời gian thì mắt mầm trên "bo" giống sẽ nẩy tược tạo thành cành nhãn Xuồng cơm vàng. Khi tược ra lá non cần chú ý phòng trị sâu đục gân lá, bọ cánh cứng ăn lá... Khi cành nhãn Xuồng cơm vàng đã ra được nhiều lá thì cắt bỏ cành thở.
Được biết hiện nay nhiều tỉnh phía Bắc nhất là khu vực miền núi cũng có chất lượng vườn nhãn kém, nên ghép cải tạo bằng các giống nhãn tốt như nhãn Hương Chi hoặc các giống chín sớm và chín muộn chất lượng cao để bán được giá bằng phương pháp ghép nói trên.
(Nguồn tin: NNVN)
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...