Chọn tạo thành công 3 giống dừa chịu mặn, hạn
Sau nhiều năm tập trung nghiên cứu theo hướng tuyển chọn, lai tạo một số giống dừa mới có khả năng cho năng suất trái cao, chất lượng trái tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là có khả năng chống chịu mặn và hạn ngày càng tăng cao do tác động của biến đổi khí hậu, mới đây Trung tâm dừa Đồng Gò, Bến Tre (đơn vị chọn tạo giống dừa duy nhất của khu vực ĐBSCL và cả nước) đã chọn tạo thành công 3 giống dừa lai mới: giống B121, JK1 và JK32.
KS. Bùi Văn Nhân, Trung tâm dừa Đồng Gò cho biết: Cả 3 giống dừa này đều được lai tạo hữu tính từ 1 giống dừa mẹ có nguồn gốc từ Ma-lai-xi-a và giống dừa bố ở Phi-lip-pin. Qui trình lai tạo được thực hiện một cách chặt chẽ và khoa học theo các bước như sau: sau khi chọn được cây mẹ theo yêu cầu, tiến hành khử hoa đực trên các hoa tự của cây cái và lấy phấn của cây dừa bố đem xử lý. Khi thấy hoa cái bắt đầu nở thì đem phấn của hoa bố phun vào rồi dùng túi nilon bao cách ly nhằm bảo vệ tổ hợp lai an toàn từ các nguồn phấn lạ. Các giống mới này sẽ được đưa trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau để đánh giá các chỉ tiêu của giống như: năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, môi trường sinh thái, đặc biệt là khả năng chống chịu mặn của từng giống.
Trên diện tích 8.500m2 vườn nhà, ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre phối hợp với Trung tâm dừa Đồng Gò bố trí trồng thử nghiệm 130 gốc gồm 3 giống dừa lai B121, JK1, JK32 và 1 giống dừa ta làm đối chứng. Cả 4 giống dừa được quản lý, chăm sóc với các điều kiện khác nhau với cùng độ mặn giống nhau. Sau 28 tháng trồng hiện nay cả 4 giống dừa đều đang cho trái. Nhận xét kết quả bước đầu, ông Sơn cho rằng: trong điều kiện độ mặn tăng cao trên 5/1.000 như hiện nay, các cây dừa ra trái vẫn bình thường nhưng giống dừa địa phương trái có hơi bị nhỏ lại trong khi các giống dừa lai vẫn cho quả to, đều và có khả năng chịu hạn được tới trên 10/1.000; tốc độ tăng trưởng của tổ hợp lai nhanh gấp rưỡi so với giống dừa địa phương.
Các giống dừa lai ra hoa sớm hơn dừa ta từ 2 đến 2,5 năm (dừa lai chỉ mất 2 năm rưỡi đã bắt đầu ra hoa trong khi giống dừa địa phương phải mất từ 3,5 đến 4 năm mới bắt đầu cho quả bói). Nhận xét về năng suất, bà Đặng Thị Bé, một hộ trồng dừa khác ở cùng xã Hưng Phong cho rằng: các giống dừa lai cho quả sai gấp rưỡi so với giống dừa ta, bình thường một cây dừa ta cho 70-80 quả/năm trong khi các giống dừa lai lại cho tới trên 120 quả/cây/năm, từ năm thứ 2 trở đi có thể còn cao hơn
“Công tác chọn tạo giống của Trung tâm dừa Đồng Gò, Bến Tre đã giúp người dân thay đổi dần các giống dừa phù hợp với những biến đổi của khí hậu góp phần làm tăng sản lượng cũng như nâng cao thu nhập cho người trồng dừa. Chỉ tính riêng ở tỉnh Bến Tre, doanh thu xuất khẩu các sản phẩm từ dừa năm 2009 đã đạt 100 triệu USD. Ngoài ra, dừa còn có ý nghĩa sinh thái môi trường và là cây trồng tiên phong ở những vùng đất mới khai hoang thường xuyên bị lũ lụt. Việc nghiên cứu, chọn tạo thành công những giống dừa có khả năng chống chịu độ mặn cao là cách hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung”, TS. Võ Văn Long, PCT Hội dừa Việt
Theo NN
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...