Phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao: Vai trò của ngành chức năng?
Trước tình trạng cây giống rởm, kém chất lượng bày bán tràn lan khiến nhà vườn thiệt hại nặng, nhiều người đặt câu hỏi: vai trò của các nhà khoa học, ngành chức năng ở đâu? Phải chăng vì buông lỏng quản lý, công tác nghiên cứu, lai tạo giống chưa tốt nên các chủ đại lý sản xuất - kinh doanh cây giống được dịp làm ăn mập mờ?
Nhập nội 70-80% giống cây ăn quả và hoa
Cho đến nay, các giống cây ăn trái đặc sản đang được ưa chuộng của nước ta chủ yếu do nông dân phát
Cho đến nay, bà con nông dân chủ yếu sử dụng giống cây tự lai tạo, nhân giống
hiện và nhân giống. Điển hình như bưởi da xanh do ông Đặng Văn Rô ở xã Thanh Sơn (Mỏ Cày - Bến Tre) phát hiện tại vườn nhà; giống vú sữa bơ hồng được ông Ba Long (tức Nguyễn Thanh Nhã) ở xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) phát hiện... Tuy nhiên, để mua được đúng giống bưởi hay vú sữa đầu dòng tại đây không dễ, bởi lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nông dân, các cơ sở kinh doanh sản xuất cây giống tha hồ vẽ vời, đặt tên giống thật hấp dẫn để làm giá.
Theo TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trung bình mỗi năm Viện sản xuất được trên 100.000 cây giống các loại (trong đó có gần 50.000 cây giống đầu dòng, còn lại là cây thương phẩm). Sau đó, trung tâm giống, trung tâm khuyến nông các tỉnh mua cây đầu dòng của Viện về tiếp tục nhân ra rồi bán cho bà con, số lượng cung ứng bình quân ở mỗi địa phương khoảng 150.000 - 200.000 cây/năm. Tuy nhiên, nhu cầu của người dân lên tới vài triệu cây giống/năm, chính vì vậy thật bất hợp lý khi hàng năm nước ta phải nhập tới 70 - 80% giống cây ăn quả và hoa.
GS. VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cho biết, ở các nước trên thế giới, để tạo ra một giống mới, rất nhiều đơn vị cùng bắt tay nghiên cứu, mỗi đơn vị đảm nhận một phần việc. Trong khi ở nước ta, công tác nghiên cứu còn hạn chế, dàn trải. Có lẽ vì vậy mà nhiều năm qua, chúng ta mới chọn tạo được 144 giống và cây ăn quả đầu dòng, song chất lượng và năng suất cũng không phải là xuất sắc.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nền công nghiệp sản xuất giống của Việt Nam còn thiếu và yếu, nhất là thiếu những cán bộ chọn tạo giống xuất sắc, cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu còn hạn chế. “Chúng ta chưa có cơ chế để đảm bảo cho cán bộ nghiên cứu giống có thể kiếm đủ tiền đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống chứ chưa nói đến làm giàu bằng chính công việc mình đang làm, do vậy khó thu hút nhân tài vào lĩnh vực này”, ông Long khẳng định.
Một nguyên nhân nữa là việc lai tạo cây ăn trái phải mất thời gian dài, có khi từ lúc chọn tạo cho tới khi đưa ra khai thác phải mất 15 - 20 năm. Thời gian kéo dài đã làm nản lòng không ít nhà khoa học tâm huyết. Từ hạn chế này có thể hiểu được vì sao một số đề tài, dự án nghiên cứu giống cây ăn quả rơi vào bế tắc.
Trên thực tế, hàng năm Nhà nước đều cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu, lai tạo giống của các viện, trường song thời gian cho các công trình nghiên cứu thường không dài. Chính vì vậy, mặc dù hết sức nỗ lực nhưng các nhà khoa học cũng chỉ dành thời gian chủ yếu cho việc chọn lọc, khẳng định những giống tốt có sẵn từ thiên nhiên hay du nhập những giống tốt của nước ngoài.
“Đây cũng là quy luật chung của các nước Đông Nam Á. Ngay cả Thái Lan, đất nước có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng cũng chủ yếu sử dụng giống trời cho là chính”, TS. Châu khẳng định.
Theo ông Châu, ở một số nước như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc thời gian lai tạo giống cây ăn quả cũng mất 18-20 năm. Điều đáng nói là ở những quốc gia này, công tác giống được thực hiện rất bài bản, chỉ có một viện nghiên cứu và dưới viện là các trung tâm trực thuộc, chịu trách nhiệm nghiên cứu từng loại giống cụ thể.
Khởi động chậm chạp
Gần đây, khi các cơ quan thông tin đại chúng liên tục thông tin về các vụ nhà vườn chịu thiệt hại bởi giống rởm, giống kém chất lượng, Bộ Nông nghiệp và PTNT mới triển khai xây dựng chương trình tạo chọn giống cây ăn quả giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó yêu cầu các đơn vị trong ngành lựa chọn ưu tiên một số đối tượng cây ăn quả cho từng giai đoạn.
Theo đó, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam có nhiệm vụ nghiên cứu chọn tạo giống cây ăn quả mới, từ đó bố trí nguồn lực tương xứng để thực hiện. Cán bộ chuyên tạo chọn giống được phân công cho từng đối tượng cây ăn quả theo hướng lâu dài, mỗi người chỉ tập trung nghiên cứu một cây hoặc nhóm cây cùng chi (như cây có múi). Các viện vùng, viện chuyên đề khác tùy điều kiện cụ thể có thể tạo chọn giống mới cho 1-2 đối tượng cây ăn quả và đăng ký dưới dạng đề tài nghiên cứu để được xem xét tuyển chọn.
Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường rà soát lại các đề tài, dự án cây ăn quả, nếu cần thiết có thể điều chỉnh tăng đầu tư cho việc tạo chọn giống cây ăn quả mới; tuyển chọn đề tài tạo chọn giống cây ăn quả mới cho giai đoạn 2010-2015, bảo đảm tính liên tục để có được giống mới; lồng ghép với các dự án khác của Bộ để tăng cường phát triển quỹ gen giống cây ăn quả phục vụ cho công tác tạo chọn giống.
Các chuyên gia cho rằng, sự khởi động này là chậm chạp, thể hiện vai trò mờ nhạt của các cơ quan chức năng trong công tác nghiên cứu, phát triển nguồn giống cây ăn quả. Vấn đề cần lưu ý hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho các chương trình phải thực sự hợp lý.
TS. Châu thừa nhận, nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho công tác nghiên cứu giống thời gian qua không đáp ứng đủ nhu cầu. Viện cần được cấp 2-3 tỉ đồng/năm trong ít nhất 10 năm thì mới ổn định công việc lai tạo giống đến năm 2020. Nguồn kinh phí này được dùng để thực hiện đề tài nghiên cứu cải tiến một vài đặc tính của giống bản địa đặc sản chất lượng cao như vỏ mỏng (xoài cát Hòa Lộc), nhiều hạt (quýt, cam sành), sầu riêng mẫn cảm với bệnh hại...
Mặt khác, Nhà nước cũng cần có chính sách hợp lý cho vấn đề bản quyền nghiên cứu giống để khuyến khích các nhà khoa học tạo giống. Chẳng hạn, giống thanh long ruột đỏ Long Định 1, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam mất 11 năm thu thập cây đầu dòng, lai tạo, bình tuyển giống, nhưng đến khi được công nhận giống tạm thời (năm 2005) thì giống này đã được trồng đại trà trong dân.
Chưa có "hàng rào" bảo vệ
Một vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm hiện nay là chúng ta chưa xây dựng được chế tài xử phạt rõ ràng, thích đáng với những người bán giống cây rởm. Việc các doanh nghiệp, công ty, đại lý kinh doanh cây giống rởm đã để lại hậu quả khôn lường, và nông dân là người gánh chịu hậu quả. Vấn đề là, dù biết rõ tình trạng này nhưng bà con vẫn phải ngậm đắng, nuốt cay vì chưa có “hàng rào” bảo vệ họ.
Sự việc xảy ra ở thôn 1, xã Tam Vinh (Phú Ninh - Quảng
Một cán bộ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hoài ân (Bình Định) cho biết: “Mức thiệt hại mà các cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây rởm gây ra cho bà con là không nhỏ, nhưng việc chấn chỉnh tình trạng này không đơn giản chút nào. Chúng tôi đã kiểm tra và phát hiện có tới 19 cơ sở sản xuất cây giống chưa được ngành chức năng cấp giấy phép hoạt động. Vi phạm rành rành là vậy nhưng chúng tôi không có thẩm quyền xử phạt, chỉ lập biên bản đề nghị huyện xử phạt và tiêu hủy toàn bộ số cây giống kém chất lượng”.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng nghiên cứu quy chế xử phạt, thiết nghĩ nông dân nên có ý thức mua cây giống ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ, địa chỉ rõ ràng. Tốt nhất là tìm đến các địa chỉ có uy tín, đã được cấp giấy chứng nhận để tránh rơi vào tình trạng “chưa được vạ má đã sưng”.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...