Phòng trừ nhện hại cây cam sành phù hợp với tiêu chí VietGAP
Cam sành có quả tròn hơi dẹt, đây cũng là một loại cây ăn quả có nguồn gốc Việt Nam có giá trị cao, chúng được ưa chuộng không chỉ là về dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn do hình dáng trái xanh đẹp với lớp vỏ sần sùi đặc biệt, đồng thời múi thịt lại màu vàng cam mọng nước bắt mắt.
Trong quá trình sản xuất cam sành, chúng ta sẽ gặp một số dịch hại đáng kể như bệnh greening, bệnh gôm (chảy nhựa thân) , thán thư… các loại sâu hại gồm sâu đục cành, sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, rệp sáp, rệp vảy, rầy chổng cánh, rầy mềm, nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng, v.v… Lưu ý trong mùa khô, nhất là mùa khô năm nay đối tượng nhện bộc phát rất mạnh làm cho bạc lá do mất diệp lục và trái bị da cám.
Nhóm nhện nói chung có vòng đời ngắn, nhiều thế hệ trong năm và khả năng kháng thuốc rất cao. Do đó để phòng trừ đối tượng này không nên lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ càng làm cho nhện kháng thuốc càng cao và lại càng trở nên khó phòng trừ hơn. Tốt nhất là chúng ta nên áp dụng các biện pháp có thể quản lý chúng dễ dàng như:
Biện pháp chăm sóc: tạo tán cho cây có tán mâm xôi, thấp để ta dễ theo dõi mật số nhện cũng như phun thuốc phủ ướt đều cây hơn.
Tưới nước: thay vì tưới nước ở gốc thì vào mùa khô nếu có điều kiện chúng ta nên dùng vòi sen tưới nước lên tán cây cũng giảm được mật độ nhện đỏ.
Biện pháp hóa học: đây là biện pháp chính phòng trừ nhện, tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này chúng ta nên đi từng bước.
Trước tiên nên theo dõi và chỉ áp dụng phun thuốc khi mật độ nhện đạt trên 3 con một lá hoặc trái.
Khi phun thuốc nên lập một quyển tập “Sổ tay sử dụng thuốc BVTV". Trong quyển sổ tay này ghi ngày tháng phát hiện nhện với mật độ bao nhiêu con trên một lá (hoặc trái). Ghi ngày phun thuốc, tên hoạt chất thuốc và tên công ty sản xuất, liều lượng thuốc thực tế đã dùng (những lần tiếp theo cũng thực hiện ghi chép như vậy). Sau khi phun thuốc 7 ngày, chúng ta điều tra lại mật độ của nhện và so sánh với đợt trước. Nếu thấy mật độ nhện giảm trên 50% thì có thể phun thuốc lại đợt hai, nếu mật độ nhện giảm ít hơn 50% thì có thể chuyển sang hoạt chất thuốc khác để phun. Nên ưu tiên chọn thuốc sinh học như VIBAMEC 1.8 & 3.6 & 5.5 EC để trừ nhện đỏ đồng thời diệt được sâu vẽ bùa, thuốc vừa an toàn cho môi trường và người sử dụng. Khi sử dụng thuốc nên theo liều lượng khuyến cáo và phun thuốc ướt đều cây trồng, trường hợp khi nhện bắt đầu kháng thuốc thì có thể tăng lượng nước thuốc sử dụng/ha hoặc có thể pha thêm dầu khoáng để phòng trừ nhện an toàn.
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...