Điều khiển chôm chôm ra trái trái vụ
Theo PGS.TS Trần Văn Hâu, ĐHCT. Nguyên tắc xử lý cho ra hoa trái vụ chôm chôm là tạo ra khô hạn nhân tạo để giảm sinh trưởng và tăng tỷ lệ C/N. Thời gian khô hạn cần thiết cho quá trình hình thành mầm hoa là 1 tháng. Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn thì việc chăm sóc cho cây sau thu hoạch bao gồm tỉa cành, bón phân để cho cây sung mãn trước lúc xiết nước là công việc cực kỳ quan trọng. Ngoài việc che đậy liếp để nước thoát hết xuống mương khi mưa thì việc xiết nước càng có hiệu quả hơn khi lợi dụng được “hạn bà chằng” (thường xảy ra vào tháng 8 hàng năm).
Vệ sinh vườn, tỉa cành: Chỉ nên tỉa nhẹ những cành quá rợp, quá già và sát đất. Có thể chia tỉa cành làm 2 lần, vì sau khi chăm sóc hồi hục việc lựa chọn tỉa thêm một số cành sẽ chính xác hơn.
Bón phân: Ngay sau thu hoạch phải tiến hành bón phân ngay, bao gồm phân hữu cơ và phân khoáng có hàm lượng đạm và lân cao. Lượng phân hữu cơ thì càng nhiều càng tốt, ưu tiên bón phân gà đã ủ hoai vì trong phân gà có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, dùng cào răng xới nhẹ đất để bón phân rồi xới lại, tưới nước. Bón theo hình chiếu của tán cây (cách gốc 1 m đến tận hình chiếu tán lá ngồi). Phân khoáng có thể sử dụng Urea + DAP với lượng 300 – 400 kg/ha (lưu ý nếu vụ trước càng nhiều quả thì lượng phân càng phải bón nhiều). Sau khi bón nếu có điều kiện có thể sên vét bùn ao bồi lên một lớp 5-10 cm.
Khi cơi lá lần 1 đã già và cơi 2 đã nhú thì bón tiếp lần 2 với phân khoáng tỷ lệ NPK: 2:2:1,5 (NPK 20.20.15) với lượng 300 kg/ha.
Khi cơi lá 2 đã thành thục thì bón tiếp lần 3 với liều lượng và công thức bón như lần 2.
Tưới nước: Thời gian dưỡng cây này phải đảm bảo thường xuyên độ ẩm tối ưu cho cây, nếu thiếu nước cây rất dễ ra hoa (nhất là vụ trước năng suất thấp), tuy nhiên cũng không được thừa nước vì sẽ gây yếm khí, làm cho sự sinh trưởng của cây bị sượng lại.
Xiết nước: Khi cây ra đủ 3 cơi lá bắt đầu xiết nước. Phải làm dàn phủ bạt nilon kín từ trong gốc ra phủ mép mương. Giàn phải dốc để thoát nước tốt, phía trong gốc cách đất khoảng 0,8 m, phía ngoài cách đất 0,2 m, những chỗ tiếp giáp của bạt phải được hàn kín. Mương phải đủ độ dốc để gom hết nước mọi và nước mưa về chỗ trũng nhất đặt máy bơm. Máy bơm phải đủ công suất để đề phòng những trận mưa lớn. Thời gian xiết nước nhanh nhất là 30 ngày, chậm nhất có thể lên tới 60 ngày. Khi thấy mầm hoa xuất hiện (nhú trên đầu cành) thì dỡ bỏ bạt phủ, tháo nước vào mương. Lần đầu chỉ nên đưa nước vào cách mặt đất 10-30 cm (nếu thiếu phải bơm vào), 3 ngày sau bơm nước khô lại 10 ngày để hoa trổ hết đồng loạt sau đó mới đưa nước vào ao và chăm sóc bình thường.
http://agriviet.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...