Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
Thấy được hiệu quả kinh tế cây ca cao, để tăng diện tích cây trồng, hơn 3 năm qua Bến Tre đã thực hiện dự án “Phát triển ca cao trên vùng đất nhiễm mặn” bằng cách chọn giống cây trồng cho trái thích hợp với điều kiện thời tiết. Đồng thời, điều chỉnh thời điểm thu hoạch bằng các biện pháp bón phân, chăm sóc thích hợp. Bước đầu cây ca cao ở vùng đất nhiễm mặn đã cho năng suất theo dự kiến.
Vùng đất nhiễm mặn (vùng lợ) có thời gian nước mặn xâm nhập từ 2-4 tháng trong năm, như tiểu vùng 1, 2 Bình Đại, một phần Giồng Trôm, Ba Tri, Thạnh Phú… Ảnh hưởng mặn thường bắt đầu từ tháng 2 tới tháng 6 mà cao điểm là tháng 4. Kỹ sư Huỳnh Quang Đức, Trưởng phòng Nghiệp vụ khuyến nông, Trung tâm KNKN Bến Tre cho biết: “Vùng lợ chỉ bị nhiễm mặn thời gian ngắn và chủ yếu nhiễm mặn ở tầng mặt nên dễ cải tạo bằng biện pháp thủy lợi. Vì vậy, bà con nông dân đã trồng cây ca cao ở đây. Ở 3 huyện biển của tỉnh, trên vùng đất nhiễm mặn, đến nay người dân đã trồng được một diện tích ca cao khá lớn: Ba Tri 62ha, Bình Đại 155ha, Thạnh Phú 89ha”.
Để cây trồng có được năng suất như dự kiến, ban điều hành dự án (phát triển 10.000 ha ca cao của tỉnh Bến Tre - hiện ở Bến Tre có nhiều dự án về cây ca cao) cũng đã hướng dẫn bà con khâu chọn giống. Do có thời gian nhiễm mặn trong năm làm ảnh hưởng đến việc nuôi trái của cây, nên các giống chín sớm được khuyến khích ưu tiên trồng trong vùng như: TD3, TD5, TD8, TD10, TD11…
Ngoài ra, để đạt năng suất ca cao trong vùng lợ, cần chú ý một số biện pháp canh tác quan trọng như xác định thời điểm ra hoa, cho trái. Kỹ sư Huỳnh Quang Đức cho biết: “Do cây ca cao có thời gian ra hoa, kết trái kéo dài đến 6 tháng; nên việc chăm sóc để cây ra hoa, đậu trái vào mùa mưa, khi cây đã phục hồi sau thời kì bị ảnh hưởng lợ trong mùa nắng, là hết sức cần thiết”. Thông thường, vào mùa mưa, khi cây đã ra được một cơi hoàn chỉnh, có thể chuyển sang chế độ chăm sóc bón phân phù hợp để cây ra bông, đậu trái. Nếu áp dụng đúng quy trình chăm sóc, thời gian, chế độ bón phân đạt hàm lượng dinh dưỡng tốt theo vài công thức đã được phổ biến thì trái có thể đạt trọng lượng trung bình 3 trái/kg; lượng trái bình quân 25-30 trái/cây, tỉ lệ cây đậu trái sau 3 năm là 80-90% (nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật sẽ đạt 100%).
Trong thời điểm nước mặn xâm nhập, sức chống chịu của cây rất kém nên việc cắt bỏ lứa trái muộn, tỉa cành tạo tán trong mùa mưa là cần thiết. Đặc biệt là việc chăm sóc cây trong thời kì nhiễm mặn. Theo kỹ sư Huỳnh Quang Đức, thời gian này rất quan trọng quyết định đến việc sống sót và phát triển của cây. Có thể chia thành 3 giai đoạn: trước khi mặn xâm nhập, trong lúc nhiễm mặn và sau thời gian nhiễm mặn.
Với từng giai đoạn, ban điều hành dự án cũng có những hướng dẫn cụ thể cho bà con trồng ca cao, như: ở giai đoạn trước khi mặn xâm nhập, cần chuẩn bị tốt thủy lợi nội đồng để trữ nước ngọt, ngăn mặn xâm nhập nhằm kéo dài thời gian nước tưới. Bên cạnh việc bón phân hữu cơ thì việc tủ một lớp lá, cỏ, rơm dày và rộng lên gốc cây ca cao là cần thiết để giữ ẩm và hạn chế việc mau dẫn phèn, mặn lên tầng mặt. Đồng thời, sử dụng vôi có độ hòa tan chậm như đá vôi, vỏ nghêu, sò xay rải khắp mặt líp với dung lượng từ 500- 700kg/ha, nhằm tăng tính chống chịu của cây, cung cấp canxi cho cây và góp phần giải độc phèn, mặn.
Ở giai đoạn nhiễm mặn, cần che mát cây nhất là cây mới trồng. Trong trường hợp bắt buộc phải tưới do cây kiệt nước, thì cần chọn thời điểm nước ít nhiễm mặn và tưới cách xa gốc để độ ẩm thấm dần vào vùng rễ. Còn sau giai đoạn nhiễm mặn thì cần có chế độ bón phân đúng liều lượng để cây sớm phục hồi và phát triển bình thường.
Thấy được cây ca cao ở vùng nhiễm mặn của một số hộ trồng trước cho trái rất tốt, cộng thêm giá ca cao cao nên bà con nông dân ở vùng dự án chăm sóc mô hình rất tốt. Trong tương lai gần, sự hoàn thiện quy trình trồng ca cao trên vùng đất nhiễm mặn sẽ giúp bà con nông dân sớm có một vùng sản xuất lớn, đạt năng suất cao. Vấn đề còn lại là việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng cần tính ổn định, bền vững để giúp bà con an tâm chăm sóc cây ca cao mà chương trình dự án ca cao Bến Tre đã và đang phát động.
Theo: http://agriviet.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Trồng bưởi da xanh trong vườn dừa, thu nhập hàng năm 170 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...