Trồng xen măng cụt trong vườn cây ăn trái khác cho hiệu quả kinh tế cao
Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân đã tìm cách trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm “an toàn hóa thu nhập” khi có biến động về thời tiết, giá cả. Những năm gần đây, ngoài cây chôm chôm thái, măng cụt đang là một trong những loại cây ăn trái được bà con nông dân ưu tiên xuống giống vì cho năng suất cũng như giá thành khá cao.
Cây măng cụt cho trái sau 10-15 năm trồng nhưng cây có thể sống trên 50 năm. Cây tốt có thể cho trái sau 7-8 năm trồng. Măng cụt trổ hoa vào tháng 1-2 dương lịch và bắt đầu thu trái từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch, có khuynh hướng cho trái cách năm. Cây 7 năm tuổi chỉ cho khoảng 10 trái bói (1kg). Cây 8 tuổi cho 40 trái, cây 9 tuổi 100 trái. Cây 15 năm tuổi cho 600-800 trái (60-80kg). Măng cụt chủ yếu được phân bố ở hai vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, trong đó trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 4,9 nghìn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn.
Ưu điểm của giống cây này là ít chiếm diện tích, cây ưa mát, năng suất cao và giá cả ổn định do vậy có thể trồng xen trong vườn tạp hoặc trồng chuyên canh với diện tích lớn. Hiện măng cụt đang được trồng xen canh phổ biến trong vườn sầu riêng với diện tích manh mún. Tuy nhiên, Nếu tính trên diện tích quy đổi thì quy mô trồng cây măng cụt đang ngày càng lớn.
Anh Ngô Văn Sanh, nông dân xã Xuân Quế, huyện Cẩm Mỹ có 1,8 ha vườn cây ăn trái, trong đó có 4 sào dành riêng trồng chôm chôm thái, 1,4 ha còn lại anh trồng cây sầu riêng. Qua mấy năm mất mùa, lợi nhuận từ cây sầu riêng bấp bênh, thấy diện tích đất sầu riêng còn có thể trồng xen, anh học hỏi và quyết định trồng thêm 80 gốc măng cụt. Mới khoảng 2 năm cho bói, số lượng măng cụt trong vườn của anh dự kiến khoảng 1 tấn trái. Với giá măng cụt trên thị trường khoảng 14.000 đồng như hiện nay, anh thu nhập từ cây măng cụt khoảng 14 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập từ cây măng cụt và cây sầu riêng gia đình anh trên 150 triệu đồng/năm.
Cũng như anh Sanh, anh Bùi Đức Hải, nông dân xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ cũng trồng xen 300 gốc măng cụt trong vườn bơ nhà mình. Anh cho rằng đây là giống cây cho lợi nhuận cao và bền vững không kém gì sầu riêng bởi có thể xuất khẩu được nếu làm đúng kỹ thuật. Giá cả cũng không hề thua kém, hiện tại vào đầu vụ giá cũng trên 20.000 đồng/kg. Anh hiện đang tiếp tục trồng thêm 2 ha măng cụt nữa cạnh vườn bên.
Diện tích cây măng cụt đang phát triển tự phát trên rất nhiều vườn cây ăn quả của tỉnh Đồng Nai. Cho dù không nằm trong danh mục cây chủ lực, song do bà con nông dân nhận thấy được lợi ích kinh tế từ loại cây này nên đã học hỏi lẫn nhau trồng xen canh trong các vườn cây ăn trái như chôm chôm, bơ, sầu riêng, mãng cầu…
Ông Trương Nhạc, một nông dân xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ lý giải cho việc cây măng cụt đang là lựa chọn của nhiều nhà vườn: "Cây măng cụt trước kia trồng phải 10-15 năm mới cho trái, vì thế bà con ngại trồng vì lâu cho thu nhập, chỉ trồng xen một vài cây lấy quả cho vui. Nhưng hiện nay do sự phát triển khoa học kỹ thuật, cây măng cụt trồng từ 6-7 năm là đã có trái bói và bắt đầu cho thu nhập ổn định vì vậy diện tích trồng ngày càng phát triển nhanh. Cây càng lâu năm, sản lượng trái càng nhiều, hơn nữa trái măng cụt đang có giá cao trên thị trường vì vậy trồng xen với các loại cây khác người nông dân cảm thấy an tâm hơn khi có rủi ro, biến động. Riêng xã Bảo Bình có 23,2 ha trồng măng cụt, diện tích cho sản phẩm là 03 ha, năng suất bình quân đạt 18,5 tạ/ha đang là cây trồng được bà con trong xã ưa chuộng".
Măng cụt là loại cây đặc sản của Nam Bộ được liệt vào một trong những loại trái cây cao cấp với giá bán trên thị trường có lúc gần 40.000 đồng/kg. Nhưng hiện nay do diện tích trồng loại cây này tăng lên và sản phẩm đưa ra bán trên thị trường ngày càng nhiều đồng thời măng cụt Thái Lan vào Việt Nam với chất lượng trái lớn đều, màu đẹp, thơm ngon hơn khiến giá măng cụt đã giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, giá măng cụt đầu vụ vẫn luôn đạt mức trên 20.000 đồng/kg và măng cụt vẫn là cây cho giá trị kinh tế tương đối ổn định.
Hiện nay nhiều nhà vườn đang trồng cây măng cụt xen lẫn với sầu riêng, vì đây là hại loại cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế cao đồng thời ra hoa và kết trái cùng thời điểm nên thuận tiện trong việc thu hoạch. Cây măng cụt đang được trồng với diện tích ngày càng tăng, tuy nhiên nhiều nông dân vẫn tỏ ra lo ngại về đầu ra khi cây được trồng đại trà. Để tránh việc cây măng cụt lại rơi vào tình trạng phải chặt bỏ do giá rẻ như nhiều loại cây ăn trái khác đòi hỏi nhiều sự tính toán của các nhà chuyên môn để nông dân không còn lẫn quẫn với việc trồng cây gì, nuôi còn gì.
http://www.caygiong.com
Các bài viết khác...
- - Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
- - Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
- - Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
- - Cách trị bệnh chổi rồng, vàng lá trên cây ăn quả
- - Kỹ thuật chăm sóc bưởi da xanh
- - Lắp đặt tưới tiết kiệm cho cây ổi - Lợi nhuận tăng gấp đôi
- - Dùng kiến vàng để diệt sâu cho vườn cây ăn trái
- - Dòi hại đọt bưởi - Côn trùng mới
- - Canh tác ca cao trên đất nhiễm mặn
- - Trồng bưởi da xanh trong vườn dừa, thu nhập hàng năm 170 triệu đồng
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...