Khuyến khích mở rộng mô hình “1 phải 5 giảm” nhằm bảo đảm sản xuất lúa hè thu
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang khuyến khích nông dân mở rộng mô hình “1 phải 5 giảm” theo mô hình của tỉnh An Giang nhằm giảm thiểu khó khăn trong sản xuất vụ lúa hè thu năm 2010 vì nắng hạn đang kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu hơn gây khó khăn hơn so với nhiều năm trước.
Theo Viện lúa ĐBSCL, vụ lúa hè thu năm 2009, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), mô hình “1 phải, 5 giảm” được ứng dụng trên 646 ha với sự tham gia của 335 hộ nông dân thuộc 11 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh An Giang đã rất thành công, dẫn đầu các tỉnh vùng ĐBSCL. Diện tích thửa ruộng áp dụng mô hình trên phổ biến là 1 ha để nông dân canh tác thuận lợi, dễ tham quan, học tập kinh nghiệm.
Nội dung cụ thể của mô hình này là: Phải sử dụng giống xác nhận. Giảm lượng giống gieo sạ chỉ còn 125 kg/ha, ít hơn cách gieo sạ theo tập quán cũ 24,5kg /ha với công cụ sạ hàng. Trong suốt vụ hè thu (tối đa 115 ngày) người canh tác bón phân theo bảng so màu lá lúa, giảm lượng phân đạm còn 110,6 kg/ha, (ít hơn ruộng ngoài mô hình 6,5 kg/ha), phân lân còn 58 kg/ ha (ít hơn ruộng ngoài mô hình 8,4kg), phân kali còn 53,3 kg/ ha (ít hơn ruộng ngoài mô hình 0,3 kg). Giảm phun thuốc sâu cho cây lúa còn 0,9 lần /vụ (ít hơn ruộng ngoài mô hình 2,4 lần), giảm phun thuốc trị bệnh còn 2,5 lần /vụ (ít hơn 1,3 lần) và chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Giảm lượng nước tưới còn 5,8 lần/ vụ (ít hơn ruộng ngoài mô hình 2 lần) nhờ áp dụng kỹ thuật để cho cây lúa có khô có ướt xen kẽ (tưới nước tiết kiệm).
Những cách làm trên giúp cây lúa chín giảm tỷ lệ đổ ngã còn 8,5% (ruộng ngoài mô hình có tỷ lệ 20%), năng suất lúa đạt 56,6 tạ /ha (cao hơn ruộng ngoài mô hình 1,9 tạ/ ha). Thu hoạch lúa bằng máy gặt đặp liên hợp và sử dụng biện pháp sấy lúa là biện pháp giảm cuối cùng trong 5 giảm.Theo các chuyên gia, giá thành sản xuất cho 1 kg lúa khi nông dân tham gia áp dụng mô hình trên từ 1.711 - 2.935đồng/kg, trong khi ruộng ngoài mô hình là 2.283 - 3.869đồng/kg. Lợi nhuận trung bình khi nông dân tham gia áp dụng mô hình là 11.508.000 đồng/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 3.740.000 đồng/ha.
Biện pháp “1 phải 5 giảm” không chỉ giúp tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận từ cây lúa mà còn giúp bảo vệ được độ phì nhiêu của đất canh tác lúa và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường qua việc giảm lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng.
null |
TTXVN
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...