Xử lý giống trước khi gieo sạ
Xử lý hạt lúa giống trước khi gieo sạ nhằm loại bỏ hết các tác nhân gây nên một số bệnh hại như bệnh lúa von, bệnh khô vằn, bệnh lở cổ rễ v.v... được lây truyền từ vỏ hạt giống sang mầm lúa và trên cây lúa sau này. Sau đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, được bà con nông dân nhiều nơi ứng dụng cho kết quả rất tốt.
1/- Xử lý bằng nước muối (15%): Dùng nước sạch pha với lượng muối 15% (1 lít nước hòa vào 150g muối ăn), khuấy đều cho tan hết muối. - Cách thử nồng độ: Dùng quả trứng gà tươi thả vào dung dịch nước muối đã pha. Nếu quả trứng nổi lập lờ, nửa chìm, nửa nổi là được. Nếu trứng chìm thì cho thêm muối, nếu trứng nổi trên mặt nước thì cho thêm nước. - Cho hạt lúa giống vào dung dịch muối đã pha nói trên. Sau 5-10 phút vớt bỏ các hạt nổi (đó là các hạt lép lửng, các hạt bị bệnh), đem các hạt chìm đi ngâm ủ để gieo sạ sẽ được những cây lúa khỏe, đảm bảo chất lượng và sạch bệnh.
2/- Xử lý bằng nước nóng (54 độ C): Pha 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi, 2 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng lúa cần xử lý để có nhiệt độ 54 độ C. Chú ý: Trước và sau khi cho lúa giống vào xử lý cần dùng nhiệt kế kiểm tra để luôn đảm bảo nhiệt độ 54 độ C mới đảm bảo đủ nhiệt để diệt nấm. Nếu chưa đủ 54 độ C cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lý 3-5 phút.
3/- Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%): Dùng 200-300g vôi cục hoặc 400 – 500g vôi mới tôi hòa tan trong 10 lít nước sạch. Để lắng 15-20 phút rồi lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong để ngâm cho 6-7 kg lúa giống trong thời gian từ 10-12 giờ. Căn cứ vào lượng lúa giống cần gieo sạ để tính toán lượng nước vôi trong cần pha cho phù hợp.
4/- Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: CuS04 (1-4%), Bavistin, Daconil, Captan... pha nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Một trong những loại thuốc hiện đang được bà con nông dân sử dụng rộng rãi là xử lý thuốc Cruser Plus 312,5 FS để ngăn ngừa sự tấn công gây hại ngay từ đầu đối với bọ trĩ và một số côn trùng chích hút khác trên cây lúa như rầy nâu. Ngoài ra, các hoạt chất thuốc trừ nấm có trong thành phần thuốc sẽ diệt trừ các loại mầm bệnh còn tiềm ẩn trên hạt giống mà với các biện pháp khác khó loại trừ.
Nếu xử lý cho 100 kg thóc giống thì pha 20ml thuốc Cruser Plus 312,5 FS với 4-5 lít nước sạch, khuấy kỹ (dung dịch có màu đỏ), tưới và trộn đều với thóc rồi đem ủ cho mọc mầm trước khi gieo. Sau khi xử lý bằng một trong các phương pháp trên, bà con đem hạt giống ngâm tiếp trong nước lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã) và 36 giờ đối với lúa lai (đủ 36 giờ cho cả xử lý thuốc và ngâm nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, để lúa nơi râm mát đề phòng thối hạt do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, rồi ủ hạt giống trong 25-30 giờ cho đến khi hạt nảy mầm đem gieo sạ trên ruộng.
Theo NN
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...