Cơ cấu giống lúa hợp lý
Theo ThS. Nguyễn Quốc Lý, TT KKN giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Nam bộ: Việc lựa chọn để phổ biến một giống lúa được sản xuất chấp nhận trong điều kiện có RN, VL-LXL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đấy là khả năng kháng rầy, năng suất và chất lượng, giá bán ra thị trường và tính thích ứng của giống...
Trước đây chúng ta có giống
Tuy nhiên do giống nhiễm nặng rầy nâu và đạo ôn, cũng như bệnh VL, LXL nên diện tích của giống đã nhanh chóng giảm theo khuyến cáo của Bộ NN-PTNT, hiện nay chỉ còn khoảng 50.000-70.000 ha/vụ. Tương tự, giống OM 2514 diện tích gieo trồng cũng lên đến trên 100.000 ha/năm trong giai đoạn 2004-2005, nhưng hiện nay chỉ còn lại tập trung ở những vùng có kỹ năng quản lý dịch hại tốt như An Giang; giống Jasmin 85 đã có lúc lên tới 250.000 ha/năm và phát triển rộng trong cả hai vụ ĐX và HT, nhưng hiện nay cũng đã giảm xuống còn khoảng 200.000 ha/năm và tập trung chủ yếu trong vụ ĐX.
"Vậy theo ông cơ cấu giống năm nay nên thế nào?". Trả lời câu hỏi này, ông Lý cho biết quan điểm: "Bây giờ tôi vẫn thấy sự chỉ đạo của TT Bùi Bá Bổng trong việc đề ra nguyên tắc chọn cơ cấu giống vẫn là chuẩn xác, đấy là mỗi địa phương xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và 5-6 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 20% toàn vùng".
Nhìn chung, bộ giống lúa chủ lực (những giống có diện tích sản xuất trên 50.000 ha/năm) ở
Ngoài ra trong năm 2010, chương trình chọn tạo phát triển giống lúa mới của các cơ quan nghiên cứu được đẩy mạnh; công tác khảo nghiệm và sản xuất thử các giống lúa được thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ ở các địa phương; trên cơ sở đó Bộ NN- PTNT đã công nhận được nhiều giống lúa mới cho sản xuất rộng ở Nam bộ như OM4218, OM4088, OM5472, OM6162, OM6161, PHB71 (công nhận chính thức), và các giống OM6377, OM5981, OMCS2009, OM6071, OM5629, OM6600, OM6877, OM5954, OM4101, OM6072, OM5451, OM5464, OM8923, ML214, Nàng Hoa 9 (công nhận cho sản xuất thử).
Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng cơ cấu giống lúa cân bằng và chủ động trong vùng. Tuy nhiên nhóm giống lúa chống chịu tốt với phèn mặn và hạn hán còn hạn chế. Căn cứ vào thực tiễn sản xuất, các thông tin thu thập từ các địa phương và kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử trong năm 2009-2010, các nhóm giống cho sản xuất vụ ĐX 2010/2011 được tổng hợp như sau:
Nhóm giống lúa chủ lực (diện tích trên 30.000 ha/vụ): IR50404, OM2517, VNĐ95-20, Jasmine85, OM576, OM2514, OM2717, OM4218, OMCS2000, OM4900, OM6162, ML48.
Nhóm giống bổ sung (diện tich từ 10.000-30.000 ha/vụ): AS996, OM2395, TNDB100, OM2718, OM6561, VD20, ST5, OM4498, OM5199, OM5472, OM4088, OM6677, OM1490, Nàng Hoa (lúa thơm), B-TE1 (lúa lai), nếp OM85...
Nhóm giống lúa triển vọng (dưới 10.000 ha/vụ): OM6377, OM6677, OM8923, OM6976, OM5451, OM7347, OM5629, OMCS2009, OM5490, OM3995, OM9922, OM6916, MNR2, MTL567, PHB71 (lúa lai)...
Các giống lúa chịu phèn mặn trung bình-khá: OM2488, OM2818, OM6379, OM6677, AS996, OM5199ĐB, OM576,
Nhóm giống lúa thơm-đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, Tài Nguyên, Nàng Hoa, nếp OM84...
Nhóm giống cao sản chất lượng cao cho xuất khẩu: OM2517, VND95-20, OM3536, OM2717, OMCS2000, OM2514, OM4900, OM4218...
Theo: www.hoinongdan.org.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
- - ĐBSCL: Thêm 9 giống lúa mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...