Giống lúa lai PAC 807
Đặc tính chủ yếu
- Là giống lúa lai ngắn ngày có nguồn gốc nhiệt đới, thời gian sinh trưởng 80-85 ngày sau gieo.
- Cây cao 85-95cm, chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh khỏe, 8-10 nhánh/bụi, bông to, đạt 160-180 hạt chắc/bông, trọng lượng trung bình 24g/1.000 hạt.
- Hạt gạo nhỏ thon dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cơm nở mềm và ngon.
- Giống chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, rầy nâu và bệnh vàng lùn -lùn xoắn lá.
- Năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 10-11 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng
- Lượng hạt giống cần cho 1ha lúa cấy là 18 - 20kg, lúa sạ 35 - 40kg.
- Đối với ruộng cấy:
+ Gieo mạ: Luống mạ rộng 1,2 - 1,5m, bằng phẳng, ráo nước. Gieo mật độ 1kg/20m2. Phân bón cho ruộng mạ: 73kg urê + 92kg lân + 30kg kali/ha.
Bón lót trước khi gieo: 50% urê và toàn bộ lân.
Bón thúc (8 ngày sau gieo): 30% urê + toàn bộ kali.
Bón tiễn chân mạ trước khi nhổ cấy: 20% urê.
+ Cấy: mật độ 20 x 20cm, 12 tép /bụi.
Phân bón: 119kg urê + 92kg lân + 108kg kali/ha + 500kg vôi + 5 tấn phân chuồng hoai.
Chia làm các lần bón:
Bón lót: 30% urê + toàn bộ lân, vôi và phân chuồng; thúc lần 1 (8 - 10 ngày sau cấy): 30% urê + 30% kali; thúc lần 2 (18 - 20 ngày sau cấy): 25% urê + 40% kali; thúc lần 3 (30 - 32 ngày sau cấy): 15% urê + 30% kali.
- Đối với ruộng sạ:
+ Nên sạ theo hàng vừa tốn ít giống, vừa dễ chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh hiệu quả.
+ Phân bón: 119kg urê + 92kg lân + 108kg kali/ha.
Chia làm các lần bón:
Bón lót: 30% urê + toàn bộ lân và phân chuồng; thúc lần 1 (8 - 10 ngày sau sạ): 15% urê + 20% kali; thúc lần 2 (18 - 20 ngày sau sạ): 30% urê + 30% kali; thúc lần 3 (30 - 32 ngày sau sạ): 15% urê + 20% kali; thúc lần 4 (45 - 50 ngày sau sạ): 10% urê + 30% kali.
Nguồn www.khoahocchonhanong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...