Home Kỹ thuật trồng trọt Cây lúa Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lùn hại lúa
Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lùn hại lúa
Thời gian vừa qua chúng tôi có nghe được trên phương thông tin đại chúng rằng: Trên cây lúa mới xuất hiện bệnh Vàng lùn do con Rầy nâu lây truyền rất nguy hiểm. Xin được nói rõ về bệnh này và cách phòng trị chúng?
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><B><U><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Trả lời:</SPAN></U></B><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"> Điều các bạn nghe nói là đúng đấy. So với những đối tượng sâu bệnh hại thuộc hàng “Lão làng” trên cây lúa ở Việt Nam, thì Bệnh vàng lùn chỉ được xếp vào hàng “Em út, con cháu” vì chúng mới được phát hiện trên cây lúa ở nước ta khoảng trên chục năm nay. Hồi đó do chưa rõ là bệnh gì nên khi phát hiện một số Cán bộ kỹ thuật ở ĐBSCL tạm gọi nó là “Bệnh vàng lụn”. Do bệnh chỉ xuất hiện rất ít và gây hại có tính chất cục bộ, diện hẹp, không đáng kể nên ít được quan tâm. Sau đó các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cần thơ đã bố trí nhiều thí nghiệm khoa học để nghiên cứu và đi đến xác định “Bệnh vàng lụn” này chính là “Bệnh lúa cỏ dòng 2” (Rice grassy stunt strain 2 disease), mà một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã phát hiện trước đó vài năm. Hiện nay các nhà chuyên môn ở nước ta gọi là “Bệnh vàng lùn cây lúa”.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Vài năm gần đây, nhất là vụ ĐX năm 1999-2000 bệnh đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thuộc ĐBSCL, diện tích nhiễm bệnh đã có lúc lên đến hơn 10. 000 ha. Vào thời điểm đó ở Tp. HCM đã có 242 ha lúa mùa bị bệnh không trỗ được.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Để có thể nhận diện, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một vài triệu chứng chính của bệnh:<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">-<U>Trên ruộng:</U> bệnh thường xuất hiện riêng lẻ ở từng bụi lúa. Trong một bụi lúa mắc bệnh thường cũng chỉ có một vài tép lúa (dảnh lúa) bị hại, còn các tép khác vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên cũng có trường hợp tất cả các tép lúa trong một bụi đều bị nhiễm bệnh, thậm chí bị chết rụi đi.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">-<U>Trên tép lúa bị bệnh: </U>lá lúa từ mầu xanh chuyển dần sang mầu xanh nhạt rồi vàng nhạt, vàng cam và sau này là vàng khô chết. Lá dưới gốc bị vàng trước rồi lan dần lên các lá phía trên.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">-<U>Trên lá bệnh:</U> Mầu vàng bắt đầu từ chóp lá lan dần xuống phía dưới. Phần tiếp giáp giữa mầu vàng và mầu xanh lục của lá không có gianh giới rõ rệt. Trong khi phiến lá bị vàng thì gân lá vẫn còn xanh. Khi phần mầu vàng lan xuống đến gần bẹ thì chóp lá bắt đầu khô và cuốn lại, sau đó cháy khô cả lá, nếu bệnh lan đến lá trên cùng thì cả tép lúa bị chết khô.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Khi bệnh xuất hiện thì tép lúa bị bệnh không tiếp tục phát triển chiều cao nữa, vì thế tép lúa bị lùn đi so với những tép không bị bệnh ở xung quanh. Mức độ lùn nhiều hay ít còn tùyï thuộc vào thời gian xuất hiện của bệnh sớm hay trễ. Nếu bệnh xuất hiện sớm từ khi cây lúa còn nhỏ thì cây lúa sẽ bị lùn nhiều, chậm phát triển và chết dần, nếu bệnh xuất hiện trễ khi cây lúa đã qua giai đọan tăng trưởng thì cây lúa bị lùn ít hoặc không bị lùn, sau này cây lúa có thể bị trỗ nghẹn và lép nhiều.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Cũng theo kết qủa nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Cần Thơ thì: bệnh Vàng lùn là một bệnh do siêu vi trùng (virus) gây ra. Bệnh này được lan truyền thông qua tuyến nước bọt của con Rầy nâu (Nilaparvata lugens) bằng cách Rầy nâu chích hút dịch của cây lúa đã bị bệnh, virus trong cây bệnh sẽ được lưu giữ trong tuyến nước bọt của Rầy, đến khi rầy chích hút cây lúa khỏe (chưa bị bệnh) chúng sẽ truyền virus cho cây khỏe làm cho cây này bị nhiễm bệnh (giống như cách truyền bệnh Sốt rét ở người của con muỗi Anopheles cái). Bệnh không lan truyền qua đất, nước, hạt giống và không khí.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt; TEXT-INDENT: 26pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Đây là một bệnh do Virus gây ra nên chưa có thuốc để chữa trị. Vì thế để phòng ngừa và hạn chế tác hại của bệnh các bạn phải tiến hành hai công việc: Một là phải thường xuyên kiểm tra ruộng lúa để phát hiện sớm rồi nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây lúa đã bị bệnh để hạn chế lây lan. Hai là phải áp dụng biện pháp Quản lý dịch hại tổng hợp để phòng trừ Rầy nâu (môi giới truyền bệnh) như các bạn vẫn thường làm trong hệ thống “Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa”./.<o:p></o:p></SPAN></P>
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập