Giới thiệu một số kỹ thuật tiến bộ mới

Phục vục sản xuất đông xuân 2004 - 2005
A. LÚA VÀ ĐẠI MẠCH

 1. GIỐNG LÚA X.21

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 180-190 ngày, Vụ mùa 130-135 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 105-110 cm; đẻ nhánh trung bình 6-8 dảnh/khóm; số hạt/bông 150-160; tỉ lệ hạt chắc cao >95%; khối lượng 1000 hạt 25-26g.
- Năng suất: trung bình 50-60 tạ/ha; tiềm năng 100 tạ/ha; gạo trong, cơm dẻo ngon.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu khá với các loại sâu bệnh: đạo ôn, bạc lá, khô vằn, rầy nâu. Chống đổ tốt; chịu chua mặn; chịu thâm canh cao; thích hợp với chân vàn, vàn trũng.
- Thời vụ: Xuân sớm gieo 10-20/11, cấy trước Tết âm lịch; Xuân chính vụ gieo 25/11-5/12, cấy sau lập xuân; Vụ mùa gieo trước 10/6, cấy trước 10/7.
- Mật độ: 50-55 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 400-500kg, Đạm Urê 8-12kg, Lân super 15-20kg, Kali 3-4kg/sào BB.
 

2. GIỐNG LÚA Xi.23

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 180-190 ngày, Vụ mùa 130-135 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 100-110 cm; đẻ nhánh trung bình 6-8 dảnh/khóm; số hạt/bông 200; tỉ lệ hạt chắc cao >95; khối lượng 1000 hạt 26-27g.
- Năng suất: trung bình 60-70 tạ/ha; tiềm năng 100 tạ/ha; gạo không bạc bụng.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu khá với với các loại sâu bệnh: đạo ôn, bạc lá, rầy nâu. Chống đổ tốt; chịu chua mặn, úng và rét khá; chịu thâm canh cao; thích hợp với chân vàn, vàn trũng.
- Thời vụ: Xuân sớm gieo 15-20/11, cấy trước Tết âm lịch; Xuân chính vụ gieo 25/11-5/12, cấy sau lập xuân; Vụ mùa gieo trước 10/6, cấy trước 10/7.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-500kg, Đạm Urê 6-8kg, Lân super 15-20kg, Kali 3-5kg/sào BB.
 

3. GIỐNG LÚA NX.30

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 175-180 ngày, Vụ mùa 130-135 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 100-110 cm; đẻ nhánh trung bình 7-8 dảnh/khóm; số hạt/bông cao nhất có thể đạt >300; tỉ lệ hạt chắc cao 90-95%; khối lượng 1000 hạt 26g.
- Năng suất: trung bình 60-70 tạ/ha; tiềm năng 80-100 tạ/ha; gạo trong, cơm dẻo ngon.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu khá với các loại sâu bệnh: đạo ôn, bạc lá, rầy nâu. Chịu chua mặn; chịu thâm canh; thích hợp với chân vàn, vàn trũng, chua mặn.
- Thời vụ: Xuân sớm gieo 15-20/11, cấy trước Tết; Vụ mùa gieo 10-15/6, tuổi mạ 20-25 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 350-400kg, Đạm Urê 7-8kg, Lân super 10-12kg, Kali 4-5kg/sào BB.
 

4. GIỐNG LÚA BM 98-55

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 170-175 ngày, Vụ mùa 130-135 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 115-120 cm; số hạt/bông 170-230; khối lượng 1000 hạt 26g; hạt gạo dài 7mm; Amiloza 23-24%; gạo trong; tỉ lệ gạo nguyên cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Năng suất: trung bình 65-70 tạ/ha; thâm canh tốt đạt 80 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn (điểm 1-3), khô vằn (điểm 3-5), bạc lá (điểm 1-3), rầy nâu (điểm 0-1), ít bị sâu đục thân phá hại; chống đổ, chịu úng khá; thích hợp với chân vàn, vàn trũng.
- Thời vụ: Vụ xuân gieo 1-15/12, cấy khi mạ 5-6 lá thật; Vụ mùa gieo 1-10/6, tuổi mạ 18-20 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 400-500kg, Đạm Urê 8-10kg, Lân super 15-20kg, Kali 7-8kg/sào BB.

5. GIỐNG LÚA BM 99-62

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 185-195 ngày, Vụ mùa 130-135 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 115-125 cm; số hạt/bông 170-230; tỉ lệ hạt chắc cao; khối lượng 1000 hạt 26g; gạo trong; cơm ngon.
- Năng suất: trung bình 55-65 tạ/ha; thâm canh tốt đạt 80-90 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu khá, ít bị sâu đục thân phá hại; chống đổ khá; chịu chua mặn.
- Thời vụ: Vụ xuân gieo 15-20/11, cấy khi mạ 5-6 lá thật; Vụ mùa gieo 1-5/6, tuổi mạ 18-22 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 3-4 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-400kg, Đạm Urê 8-10kg, Lân super 15-20 kg, Kali 7-8kg/sào BB.
 

6. GIỐNG LÚA SX31

- Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân: 165-170 ngày (miền Bắc), 125-130 ngày (miền Trung)
Vụ mùa: 120-130 ngày (miền Bắc), 105-110 ngày (miền Trung)
- Đặc điểm chính: Cao cây 90-105 cm, dài bông 25-30 cm, bông to, số hạt/bông 300-400 hạt. P1000: 28-29 g; gạo trong, cơm dẻo, ngon.
- Năng suất: Trên diện rộng ở miền Trung đạt 80-90 tạ/ha, Tiềm năng năng suất trên 10 tấn/ ha.
- Khả năng chống chịu: SX1chống chịu tốt với đất chua mặn, chịu đất khó khăn, không yêu cầu thâm canh cao. Chống đạo ôn, bạc lá vi khuẩn khá.
- Thích hợp với cơ cấu hai vụ miền Bắc và miền Trung.

7. GIỐNG LÚA VĐ.7

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-125 ngày, Vụ mùa 100-105 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 85-90 cm; đẻ nhánh trung khá; hạt thon dài, gạo trong, cơm ngon không dính; tỉ lệ gao 68-70%; khối lượng 1000 hạt 21,5-22,0g.
- Năng suất: trung bình 65-70 tạ/ha; tiềm năng năg suất 100 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: kháng đạo ôn điểm 4, bạc lá điểm 3-5, rầy nâu điểm 5; thích hợp với chân vàn, vàn cao chủ động tưới tiêu.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 25/1-5/2, cấy cuối tháng 2; Vụ mùa gieo 1-20/6, tuổi mạ 16-18 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 250-300kg, Đạm Urê vụ xuân 8-9kg, vụ mùa 6-7kg, Lân super 18-20kg, Kali 6-7kg/sào BB.

8. GIỐNG LÚA BM.98-20

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 135-140 ngày, Vụ mùa 110-115 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 100-110 cm; đẻ nhánh trung bình 6-7 dảnh/khóm; số hạt/bông 170-250; khối lượng 1000 hạt 25g; cơm ngon hơn Q.5.
- Năng suất: trung bình 60-65 tạ/ha; thâm canh cao đạt >80tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu khá với bệnh bạc lá, khô vằn, chống rầy nâu khá; chịu thâm canh khá; thích hợp với chân vàn, vàn cao chủ động tưới tiêu.
- Thời vụ: Xuân chính vụ gieo 1-10/12, cấy sau lập xuân; Xuân muộn gieo 20/1-5/2, cấy cuối tháng 2; Vụ mùa trung gieo 5-15/6, tuổi mạ 18-20 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-400kg, Đạm Urê 8-10kg, Lân super 15-20kg, Kali 3-4kg/sào BB.

9. GIỐNG LÚA AYT 77

- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-140 ngày, Vụ mùa 100-105 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 95-110 cm; số hạt/bông 130-150; khối lượng 1000 hạt 20g; Chiều dài hạt gạo 6,7mm; Amiloza 22-24%; gạo trong, cơm ngon.
- Năng suất: trung bình 55-70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn (điểm 4), bạc lá (điểm 3-5), rầy nâu (điểm 5); chống đổ tốt; chịu nóng và rét khá; thích hợp với chân vàn, vàn cao.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 25/1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 25/5-5/7, tuổi mạ 15-18 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm (vụ xuân có thể cấy 55-60 khóm/m2).
- Phân bón: Phân chuồng 250-350kg, Đạm Urê 8-9kg, Lân super 15-18kg, Kali 6-8kg/sào BB.

10. GIỐNG LÚA X.25
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 125-135 ngày, Vụ mùa 110-115 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 90-100 cm; đẻ nhánh trung bình 5-6 dảnh/khóm; số hạt/bông cao nhất đạt >300; khối lượng 1000 hạt 25-26g; hạt dài 6,8mm; gạo trong, cơm ngon.
- Năng suất: trung bình 55-60 tạ/ha; thâm canh cao đạt 80-85 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu tốt với bệnh bạc lá, chống rầy nâu khá. Chống đổ tốt; chịu rét khá; chịu thâm canh khá; thích hợp với chân vàn, vàn cao.
- Thời vụ: Xuân gieo 15/1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa sớm gieo 5-10/6, tuổi mạ 18-20 ngày.
- Mật độ: 50-55 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-400kg, Đạm Urê 7-8kg, Lân super 10-12kg, Kali 4-5kg/sào BB.

11. GIỐNG LÚA DH. 85
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 115-120 ngày, Vụ mùa 95-100 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 85-90 cm; số hạt/bông 140-160; khối lượng 1000 hạt 23g; hạt thon, gạo trong, cơm dẻo.
- Năng suất: trung bình 50-60 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 65-70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu tốt đạo ôn, rầy nâu; thích hợp với chân vàn thâm canh.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 15-20/6, tuổi mạ 14-15 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-500kg, Đạm Urê 6-8kg, Lân super 15-20kg, Kali 2-3kg/sào BB.

12. GIỐNG LÚA THƠM CHẤT LƯỢNG LT.2
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 130-135 ngày, Vụ mùa 110-115 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 90-100 cm; đẻ nhánh trung bình, dạng cây gọn, thân cứng, lá dầy, bông to, hạt nhỏ có mầu nâu sẫm; gạo trong, cơm dẻo, thơm, vị đậm, không nát.
- Năng suất: trung bình 45-50 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 60-70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu sâu bệnh khá hơn Bắc Thơm số 7.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 20/ 1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 1-30/6, tuổi mạ 15-18 ngày.
- Mật độ: 50-55 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-400kg, Đạm Urê 6-8kg, Lân super 10-15kg, Kali 3-4kg/sào BB.

13. GIỐNG LÚA THƠM CHẤT LƯỢNG HT.1
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 130-135 ngày, Vụ mùa 105-110 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 95-100 cm; số hạt chắc/bông 110-120; khối lượng 1000hạt 24-24,5g; đẻ nhánh khá, dạng cây gọn, hạt nhỏ, thon; gạo trong, cơm mềm, thơm.
- Năng suất: trung bình 55-60 tạ/ha, thâm canh có thể đạt 70-75 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn (điểm 1-3), bạc lá (điểm 3-5), chống đổ (điểm 3-5); chịu rét (điểm 1-3); chịu thâm canh.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 20/ 1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 5-15/6, tuổi mạ 14-16 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 400-500kg, Đạm Urê 7-8kg, Lân super 15-20, Kali 6-7kg/sào BB.

14. GIỐNG LÚA THƠM CHẤT LƯỢNG AYT. 01
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-135 ngày, Vụ mùa 110-115 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 90-100 cm; đẻ nhánh trung bình 6-7 dảnh/khóm; số hạt/bông 150-180; khối lượng 1000 hạt 21g; Chiều dài hạt gạo 6,7mm; Amiloza 19%; cơm ngon, mềm.
- Năng suất: trung bình 60-70 tạ/ha; thâm canh cao đạt >12tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu đạo ôn khá, nhiễm nhẹ bạc lá, rầy nâu khá; chịu thâm canh khá; thích hợp với chân vàn, vàn cao.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 20/1-5/2, cấy cuối tháng 2; Vụ mùa gieo 5-15/6, tuổi mạ 18-20 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300-400kg, Đạm Urê 8-10kg, Lân super 15-20kg, Kali 3-4kg/sào BB.

15. GIỐNG LÚA THƠM CHẤT LƯỢNG T.10
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 130-135 ngày, Vụ mùa 105-110 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 95-100 cm, tán lá gọn, đẻ nhánh tung bình, hạt thon nhỏ, gạo trong, cơm mềm dẻo có mùi thơm, vị đậm.
- Năng suất: trung bình 45-50 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 60-65 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng khô vằn trung bình, bạc lá nhẹ hơn Bắc thơm 7.
- Thời vụ: Xuân muộn gieo 20/ 1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 5-15/6, tuổi mạ 15-18 ngày.
- Mật độ: 50-55 khóm/m2, cấy 3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 400-500kg, Đạm Urê vụ xuân 6-7kg, vụ mùa 4-5 kg, Lân super 15-20 kg, Kali 4-4 kg/sào BB.
 
16. GIỐNG LÚA NẾP 87- D2
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 125-135 ngày, Vụ mùa 110-115 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 100-105 cm; đẻ nhánh khoẻ; số hạt chắc/bông 125-155; khối lượng 1000 hạt 25-26g; xôi dẻo, thơm.
- Năng suất: trung bình 55-60 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn hơn nếp 352; chịu thâm canh.
- Thời vụ: Xuân chính vụ gieo 15-20/12 hoặc xuân muộn 20/1-15/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 5-15/6, tuổi mạ 16-18 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 200-300kg, Đạm Urê 6-8kg, Lân super 15-20, Kali 4-6kg/sào BB.

17. GIỐNG LÚA NẾP 97
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 125-130 ngày, Vụ mùa 108-113 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 90 cm; cứng cây; số hạt chắc/bông 170-220; khối lượng 1000 hạt 25-26g; xôi dẻo, thơm.
- Năng suất: trung bình 60-70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn như nếp 352.
- Thời vụ: Xuân muộn 20/1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 5-30/6, tuổi mạ 16-20 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 250-350kg, Đạm Urê 6-8kg, Lân super 15-20, Kali 6-7kg/sào BB.

18. GIỐNG LÚA NẾP 99
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 155-165 ngày, Vụ mùa 120-125 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 100-110 cm; cứng cây; số hạt chắc/bông 190-230; khối lượng 1000 hạt 25-26g; xôi dẻo, thơm.
- Năng suất: trung bình 55-60 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt >70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn.
- Thời vụ: vụ xuân gieo 1/12-15/12, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 1-15/6, tuổi mạ 18-20 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 400-500 kg, Đạm Urê 8-10kg, Lân super 15-20kg, Kali 7-8kg/sào BB.

19. GIỐNG LÚA NẾP CỰC SỚM ĐSCS.101
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn 125-130 ngày, Vụ mùa 85-90 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 95-105 cm, số hạt chắc/bông 90-110; khối lượng 1000 hạt 25-26g; xôi rất dẻo, thơm.
- Năng suất: trung bình 60-70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng đạo ôn, bạc lá, khô vằn như nếp 352.
- Thời vụ: Xuân muộn 20/1-5/2, cấy khi mạ 4-5 lá; Vụ mùa gieo 5-30/6, tuổi mạ 16-20 ngày.
- Mật độ: 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 250-350kg, Đạm Urê 6-8kg, Lân super 15-20, Kali 6-7kg/sào BB.

20. GIỐNG LÚA LAI HYT.83
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 130 - 135 ngày, Vụ mùa 105 -110 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 90 - 100 cm; cứng cây; Gạo ngon, cơm mềm, thơm nhẹ.
- Năng suất: trung bình 65-75 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chịu rét, chống đổ khá. Nhiễm sâu bệnh nhẹ.
- Thời vụ: Xuân muộn 20/1-5/2, cấy khi mạ 5- 6 lá; Vụ mùa gieo 5-15/6, tuổi mạ 16-20 ngày.
- Mật độ: 38-40 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm.
- Phân bón: Phân chuồng 300 -360kg, Đạm Urê 9-12 kg, Lân super 15-20, Kali 5-7kg/sào BB.

21. GIỐNG LÚA LAI HYT.57
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 130 - 135 ngày, Vụ mùa 105 -110 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 95- 100 cm; cứng cây; Gạo ngon, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ.
- Năng suất: trung bình 65-75 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chịu rét, chống đổ khá.
- Thời vụ: Xuân muộn 20/1-5/2, cấy khi mạ 5- 6 lá; Vụ mùa gieo 5-15/6, tuổi mạ 16-20 ngày.
- Mật độ: 38-40 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm.
- Phân bón :Phân chuồng 300 -360kg, Đạm Urê 9-12 kg, Lân super 15-20, Kali 5-7kg/sào BB.

22. GIỐNG LÚA LAI HYT. 1000
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 125-130 ngày, Vụ mùa 110 -115 ngày.
- Đặc điểm chính: Cao cây 95- 100 cm, cứng cây; Chất lượng gạo tốt, gạo trong, trắng bóng, cơm mềm, ngon, có mùi thơm.
- Năng suất: Có tiềm năng ngăng suất cao, 80-85 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chịu rét, chống đổ khá. Nhiễm sâu bệnh nhẹ.
- Thời vụ: Chủ yếu vụ xuân muộn: gieo 20/1-5/2, cấy khi mạ 5- 6 lá, trên đất vàn, vàn thấp.
- Mật độ: 38-40 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm.
- Phân bón :Phân chuồng 300 -360kg, Đạm Urê 9-12 kg, Lân super 15-20, Kali 5-7kg/sào BB.

23. DÒNG MẸ BoA VÀ CÁC DÒNG BỐ TRẮC 64, QUẾ 99
- Đặc tính của dòng bố, mẹ và dòng lai thương phẩm tương đương các dòng gốc của Trung Quốc.
- Phục vụ cho sản xuất hạt lai F1 các tổ hợp Bắc ưu 64 và Bắc ưu 903.
- Đã cung ứng cho sản xuất 60 tấn BoA và 15 tấn Trắc 64, Quế 99.
- Năng suất lúa lai thương phẩm đạt trung bình 60-70 tạ/ha.

24. QUY TRÌNH KT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP BẮC ƯU 64 VÀ BẮC ƯU 903
- Sử dụng dòng bố, mẹ được chọn thuần và nhân trong nước.
- Phương thức gieo cấy: 2 hàng bố x 16 hàng mẹ; mật độ dòng mẹ: 13 x 13 cm.
- Đã áp dụng thành công ở nhiều địa phương trong cả nước, chủ yếu trong vụ Xuân.
- Năng suất hạt lai trung bình đạt 22 - 27 tạ/ha, có thể đạt trên 30 tạ/ha.

25. QUY TRÌNH KT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP NHỊ ƯU 63 VÀ NHỊ ƯU 838
- Sử dụng dòng bố, mẹ được chọn thuần và nhân trong nước.
- Phương thức gieo cấy: 2 hàng bố x 12 - 14 hàng mẹ; mật độ dòng mẹ: 13 x 15 cm.
- Đã áp dụng thành công ở các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Hoà Bình ... Năng suất hạt lai bình quân đạt 22 - 25 tạ/ha. Có thể đạt > 30 tạ/ha.
- Sản xuất hạt lai F1 tạm thời chưa tiến hành trong vụ Xuân.

26. QUY TRÌNH KT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP HYT 83

- Sử dụng dòng bố, mẹ được chọn thuần và nhân trong nước.
- Đã áp dụng thành công tại các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá...
- Phương thức cấy: 2 hàng bố x 12 hàng mẹ; mật độ dòng mẹ: 15 x 17 cm.
- Sản xuất hạt lai F1 trong cả vụ Xuân và vụ Mùa.

27. GIỐNG ĐẠI MẠCH DM.36
-Thời gian sinh trưởng: 100-105 ngày
- Đặc điểm chính: Cao cây 90-95 cm; chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn làm bia.
- Năng suất: 27-30 tạ/ha.
- Chống chịu: Chống bệnh phấn trắng, mốc hồng, đốm nâu.
- Thời vụ gieo: từ 5/11-20/11.
- Phân bón: 60N: 60P205 : 40K20
- Thích hợp: đất thịt nhẹ, đất cát pha không chua, pH 6-8, trên chân đất lúa hai vụ và một vụ, đất có độ thoát nước tốt, không ngập úng.

28. GIỐNG ĐẠI MẠCH DM.40
-Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày
- Đặc điểm chính: Cao cây 75-80 cm; chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn làm bia.
- Năng suất: 30-33 tạ/ha.
- Chống chịu: Chống bệnh phấn trắng, mốc hồng, đốm nâu.
- Thời vụ gieo: từ 5/11-20/11.
- Phân bón: 60N: 60P205 : 40K20
- Thích hợp: đất thịt nhẹ, đất cát pha không chua, pH 6-8, trên chân đất lúa hai vụ và một vụ, đất có độ thoát nước tốt, không ngập úng.
 
B. CÂY CÓ CỦ VÀ CÂY CẢNH

1. GIỐNG KHOAI TÂY MARIELLA (ĐỨC)
-Thời gian sinh trưởng: từ 85-90 ngày
- Đặc điểm: Ruột củ màu vàng, chất lượng khá, đạt tiêu chuẩn chế biến.
- Năng suất: 18-22 tấn/ha
- Kháng bệnh: Chống chịu bệnh mốc trung bình, virus Y khá.
- Thời vụ: Vụ Đông 25/10 - 5/11, Vụ Xuân cuối tháng 12

2. GIỐNG KHOAI TÂY DIAMANT (HÀ LAN)
- Thời gian sinh trưởng: từ 85-90 ngày
- Đặc điểm: Ruột củ màu vàng, chất lượng khá, đạt tiêu chuẩn chế biến.
- Năng suất: 18-20 tấn/ha
- Kháng bệnh: Chống chịu bệnh mốc sương, virus Y trung bình. Chịu nóng trung bình kém.
- Thời vụ: Vụ Đông 25/10 - 5/11, Vụ Xuân cuối tháng 12

3. GIỐNG KHOAI TÂY KT 3
- Thời gian sinh trưởng: 75-80 ngày
- Năng suất: 20-30 tấn/ha
- Đặc điểm: Ruột củ vàng đậm, phẩm chất ngon
- Kháng bệnh: Chống chịu bệnh héo xanh, mốc sương và héo vàng trung bình. Chịu nóng khá.
- Thời vụ: trồng 5/10-5/11.

4. GIỐNG KHOAI TÂY VC.38-6
- Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày
- Đặc điểm: Ruột củ màu trắng sữa, phẩm chất tốt.
- Năng suất: 20-30 tấn/ha
- Kháng bệnh: chống chịu bệnh virus, mmốc sương khá, chống mối rất tốt.
- Thời vụ: 25/10 - 10/11. Xuân-hè ở miền núi: trong tháng 2, Thu-đông: trong tháng 9.

5. GIỐNG KHOAI TÂY VT 2 (TRUNG QUỐC)
- Thời gian sinh trưởng: từ 70-90 ngày
- Đặc điểm: Củ hình quả trứng hoặc tròn, vỏ vàng, ruột vàng, nhiều mắt ở đuôi hơi sâu.
- Năng suất: 18-20 tấn/ha
- Kháng bệnh: Héo xanh, mốc sương; xoăn lá trung bình.
- Thời vụ: 15/10 - 20/1

6. GIỐNG KHOAI LANG K.51
- Thời gian sinh trưởng: 70-80 ngày.
- Năng suất: 16-25 tấn củ/ha, và 10-15 tấn thân lá/ha.
- Đặc điểm: Thân lá đều xanh đậm, không có vị chát, thích hợp làm rau xanh cho chăn nuôi. Đốt thân ngắn, lá hình tim, củ hình thoi, vỏ củ nhẵn màu vàng nhạt, thịt củ màu vàng đỏ như đu đủ chín.
- Thời vụ: Trồng được 4 vụ liên tiếp trong năm.

7. GIỐNG KHOAI LANG ĐV.1
(khoai ăn ngọn)
- Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày
- Năng suất:   + Năng suất ngọn 15-16 tấn/ha
                    + Năng suất củ 15-20 tấn/ha
- Đặc điểm: Thân lá có màu xanh, xẻ thuỳ sâu, củ màu hồng đỏ, ruột củ màu trắng.
- Chống chịu: Chịu hạn khá.

8. GIỐNG SẮN CÔNG NGHIỆP KM .94
- Thời gian sinh trưởng: 8-12 tháng
- Năng suất: 25-50 tấn/ha
- Đặc điểm: Thân xanh, hơi cong, ngọn tím, không hoặc chỉ phân một cấp cành. Tỷ lệ chất khô 39-42%, tinh bột 28-31%.
- Chống chịu: Chịu hạn tốt; chịu thâm canh; thích ứng rộng.

9. GIỐNG SẮN CÔNG NGHIỆP KM. 60
- Thời gian sinh trưởng: 7-9 tháng
- Năng suất: 25-45 tấn/ha
- Đặc điểm: Thân xanh vàng, phân cành gọn, chất khô 38-40%, tinh bột 27-29%.
- Chống chịu: Chịu hạn tốt; chịu thâm canh; thích ứng rộng.

10. GIỐNG SẮN ĐA DỤNG KM.98-7
- Thời gian sinh trưởng: 7-8 tháng
- Năng suất: 25-45 tấn/ha
- Đặc điểm: Thân tím, lá nhỏ, không phân cành, chất khô 38-40%, tinh bột 27-28%
- Chống chịu: Chịu hạn, Chống đổ tốt, thích hợp với vùng đất sỏi đá, nghèo dinh dưỡng.

11. KHOAI SỌ KS.4
- Thời gian sinh trưởng: Ngắn(100-120 ngày)
- Năng suất: 15-20 Tạ/ha
- Đặc điểm: Thấp cây (45-50cm), cuống xanh đậm khi non, tím nhạt khi trưởng thành, chồi ít xuất hiện trên mặt đất. Củ cái hình cầu dẹt, kích thước nhỏ, số củ con/ khóm: 5-7 củ. Thịt củ trắng.
- Chống chịu: Nhiễm sương mai trung bình, kháng nhện và đốm lá.
- Thời vụ: Xuân: Trồng tháng 2-3, thu tháng 5-6; Hè: Trồng tháng 5-6, thu tháng 8-9
Thu Đông: Trồng tháng 8-9, thu tháng 11-12
- Phân bón: Phân chuồng 15-20 tấn, Urê 250-300kg, Lân 240-300 kg, Kali 300 kg/ha
- Mật độ: 40.000 - 50.000 khóm/ha (4- 5 khóm/m2)

12. GIỐNG KHOAI MÔN KM1-TN
- Thời gian sinh trưởng: Trung bình (6 tháng)
- Đặc điểm: Cao 1,2-1,5 m, dọc to dài màu xanh. Lá to có rốn tím đỏ. Củ cái hình trứng, to, trọng lượng 0,5-0,7kg/củ. Củ con ít 3-6 củ/khóm, thịt củ trắng, xơ tím. Chất lượng ăn luộc bở, thơm ngon.
- Năng suất: 20-22Tạ/ha
- Thời vụ: trồng làm giống: tháng 12-1, trồng củ thương phẩm: tháng 5-6
- Chống chịu: Nhiễm sương mai nhẹ.
- Phân bón: Phân chuồng 15-20 tấn/ha.

13. HOA ĐUÔI CHỒN ĐỎ
- Sử dụng: Hoa cắt, hoa cây cảnh trong công viên, đại lộ, đường đi.
- Thời gian sinh trưởng: Lưu niên
- Năng suất: Bắt đầu ra hoa: 5-7 cành/khóm, 4 năm sau: 30-50 hoa/khóm
- Đặc điểm: Cây hoa cảnh lưu niên, sinh trưởng phát triển khoẻ, đẻ nhánh mạnh (30-60 thân/khóm/năm).
- Kháng bệnh: Nhiễm trung bình bệnh nấm khi đất ẩm, nhiệt độ cao.
- Thời vụ: Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất tháng 2-3.
- Phân bón: Phân chuồng 25-30 tấn, Đạm urê300 kg, Kali-sunfat 250, Supe-phốt phát 500 kg/ha.
- Mật độ: 70 x50 cm hoặc 100 x70 cm.
 
C. CÂY ĐẬU ĐỖ

1. GIỐNG LẠC MD.7
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120 ngày, vụ Thu đông 106 ngày
- Đặc điểm chính: Cây cao 35-40cm, cây đứng gọn, không đổ. Trọng lượng 100 hạt 60 gram. Màu vỏ hạt hồng nâu, số quả chắc/cây 18 - 20 quả, tỷ lệ nhân 73%.
- Năng suất: Trung bình 28-32 tạ/ha, thâm canh cao đạt 35-40 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng héo xanh vi khuẩn cao, chống chịu gỉ sắt, đốm đen, sâu chích hút khá. Thích ứng rộng trên nhiều loại đất khác nhau.

2. GIỐNG LẠC L.08 (NC2)
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-130 ngày, vụ Thu đông 110 ngày
- Đặc điểm chính: Cây cao 30 - 40cm, dạng đứng, không đổ. L08 có phẩm cấp hạt cao: tỷ lệ nhân 75-77%, hạt đều, khối lượng 100 hạt 72-75 g, màu vỏ hạt hồng cánh sen , xuất khẩu tốt với giá cao.
- Năng suất: Trung bình 28-32 tạ/ha, thâm canh cao đạt 35-40 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu bệnh héo xanh, bệnh hại lá và sâu chích hút khá.

3. GIỐNG LẠC L.12
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 110-120 ngày, vụ Thu đông 95-110 ngày
- Đặc điểm chính: Cây cao 40-60cm, dạng cây nửa đứng, lá xanh nhạt; gân quả mờ, eo quả trung bình; tỷ lệ nhân 75-76%, hạt đều, khối lượng 100 hạt 50-53 g, màu vỏ hạt hồng sáng.
- Năng suất: Trung bình 30-35 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng bệnh lá trung bình, tỉ lệ thối quả trung bình, chịu hạn khá.

4. GIỐNG LẠC L.14
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 125-135 ngày, vụ Thu đông 90-110 ngày
- Đặc điểm chính: Cao thân chính 30-50 cm, cây đứng, tán gọn, eo nông, vỏ lụa màu hồng., khối lượng 100 quả 155-165g, khối lượng 100 hạt 60-65g, tỷ lệ nhân/quả 72-75%.
- Năng suất: 45-60 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: kháng bệnh lá (Đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt...) khá cao, héo xanh vi khuẩn khá; Khả năng chống đổ tốt, lá màu xanh đậm. Chịu thâm canh. Thích ứng rộng.

5. GIỐNG LẠC L.18
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-130 ngày, vụ Thu đông 95-105 ngày
- Đặc điểm chính: Chiều cao thân chính từ 35 - 45cm, thân đứng, tán gọn, vỏ lụa màu hồng; khối lượng 100 quả 168-178g, 100 hạt 60-65g, tỷ lệ nhân 69-71%.
- Năng suất: từ 55-70 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt) và héo xanh vi khuẩn khá; chống đổ tốt; Chịu thâm canh cao.
Chú ý: L18 không có tính ngủ tươi nên cần thu hoạch đúng lúc, tránh nẩy mầm trên ruộng

6. GIỐNG LẠC LDH.01
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 95-100 ngày, vụ hè 90 ngày.
- Đặc điểm chính: Khối lượng 100 quả 125g, tỷ lệ nhân 70%.
- Năng suất: từ 35-40 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Kháng héo xanh vi khuẩn trung bình; Chịu hạn tốt. Thích hợp cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

7. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHE PHỦ NILON CHO LẠC
- Ưu điểm: Điều chỉnh nhiệt độ, giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn, cải thiện kết cấu đất, hạn chế cỏ dại, tăng hoạt động của vi sinh vật trong đất.
- Hiệu quả: Che phủ nilon đã kích thích cây mọc nhanh, đảm bảo mật độ, phân cành sớm, cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đậm, hạn chế hoa muộn hình thành quả, tăng tỉ lệ quả chín, rút ngắn thời gian sinh trưởng 8-10 ngày.
- Tăng năng suất lạc từ 25-55%.

8. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG LẠC THU - ĐÔNG
- Ưu điểm: Chủ động giống cho vụ sau, sức nẩy mầm của hạt tốt, mật độ cây đảm bảo, cây sinh trưởng phát triển khoẻ. Không mất chi phí giữ giống qua vụ.
- Hiệu quả: Tăng thêm vụ sản xuất lạc với hiệu quả kinh tế cao; thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày; năng suất đạt từ 25-30 tạ/ha tăng hơn 2 lần so với vụ lạc hè - thu.
- Thời vụ thích hợp: từ 15/8 - 20/9.

9. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG VX. 9-3
- Thời gian sinh trưởng: 90 - 95 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 50 - 60cm. Hoa trắng, phân cành mạnh, khối lượng 1000 hạt 140-150g, hạt vàng nhạt, không nứt.
- Năng suất: từ 15 - 25 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu sâu bệnh khá; chịu rét tốt.
- Thời vụ thích hợp: Vụ xuân và vụ đông ở đồng bằng, vụ hè - thu ở miền núi. Vụ xuân gieo từ 15/2-8/3; vụ hè 15/5-30/6; vụ đông 20/9-5/10.

10. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG AK.06
- Thời gian sinh trưởng: Vụ xuân và vụ hè 90-95 ngày, vụ đông 85-90 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 40-60cm. Hoa trắng, phân cành vừa phải, hạt vàng sáng, không nứt; khối lượng 1000 hạt 165 - 180g.
- Năng suất: 17 - 25 tạ/ha; tiềm năng 30 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Chống chịu sâu bệnh khá. Tập tính sinh trưởng hữu hạn, phản ứng nhẹ với quang chu kỳ.
- Thời vụ thích hợp: Vụ xuân 15/2-10/3, vụ hè 15/6-30/6, vụ thu đông 25/8-5/10.

11. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT.12
- Thời gian sinh trưởng: cực ngắn, từ 71-75 ngày
- Đặc điểm chính: Cao cây 35-50cm, cứng cây, phân cành trung bình, hoa trắng, lông phủ trắng, hạt vàng, số quả chắc trung bình 18-30, khối lượng 1000 hạt 150-180 g.
- Năng suất: 14- 23 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 25 tạ/ha.
- Khả năng chống chịu: Nhiễm nhẹ đến trung bình đối với một số bệnh hại chính; có khả năng chống đổ và tách quả tốt.
- Thời vụ thích hợp: Vụ xuân gieo 20/2- 20/3; Vụ hè 15/5-15/6; vụ đông 20/9-5/10.

12. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT.2000
- Thời gian sinh trưởng: 100-110 ngày
- Đặc điểm chính: Cao cây 110 cm, cứng cây, phân cành nhiều 2-4 cành/cây, hoa màu tím, có từ 60-70 quả/cây; khối lượng 1000 hạt 160-170 g, hạt màu vàng sáng.
- Năng suất: 25-30 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 40 tạ/ha
- Khả năng chống chịu: Kháng bệnh rỉ sắt và phấn trắng cao; chống đổ tốt.
- Thời vụ thích hợp: Vụ xuân gieo 20/1-30/3, vụ thu đông 10/8-30/9.

13. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TN-01
- Thời gian sinh trưởng: 90-98 ngày.
- Đặc điểm chính: Hoa màu tím, lông thân và quả màu nâu nhạt. Hạt vàng, rốn nâu có vết. Cây cao 45-60cm. Số quả trên cây 40-60 quả. Khối lượng 1000 hạt: 150-180 g.
- Năng suất: 23-28 tạ/ha
- Kháng sâu bệnh: Kháng sâu bệnh khá.
- Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân: 15/2 - 10/3, vụ đông: 20/9 -10/10

14. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT.2003
- Thời gian sinh trưởng: 90-100 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 50-60 cm; hoa màu tím, hạt vàng. Khối 1000 hạt: 150-180 g.
- Năng suất: 25-30 tạ/ha
- Kháng sâu bệnh: Chống chịu sâu bệnh trung bình.
- Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân gieo 20/2- 20/3; Vụ hè 15/5-15/6; vụ đông 20/9-5/10.

15. GIỐNG ĐẬU XANH T.135
- Thời gian sinh trưởng: 70-75 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 45-50cm, phân cành trung bình. Hạt mốc, to, khối lượng 1000 hạt: 65-70 g. Hàm lượng protein đạt 28%.
- Năng suất: trung bình 18 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 25 tạ/ha.
- Kháng sâu bệnh: Chống chịu bệnh đốm nâu, phấn trắng khá.
- Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân: 20/2 - 20/3, vụ hè: 5/6-5/7.
- Thích hợp: trên đất vàn cao, đất bãi ven sông.

16. GIỐNG ĐẬU XANH V.123
- Thời gian sinh trưởng: 70-75 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 50-60cm. Hạt mỡ, to, khối lượng 1000 hạt: 65-70 g.
- Năng suất: trung bình 18-20 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 25 tạ/ha.
- Kháng sâu bệnh: Chống chịu bệnh đốm nâu, phấn trắng khá; ít nhiễm bệnh khảm vàng virus.
- Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân: 20/2 - 20/3, vụ hè: 5/6-5/7.
- Thích hợp: trên đất vàn cao, đất bãi ven sông.

17. GIỐNG ĐẬU XANH KP.11
- Thời gian sinh trưởng: 65-75 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 50-55cm. Phân cành trung bình. Số quả/cây 15-16. Khối lượng 1000 hạt: 60-65 g.
- Năng suất: trung bình 18 - 20 tạ/ha, tiềm năng năng suất 30 tạ/ha.
- Kháng sâu bệnh: chống chịu bệnh phấn trắng khá, bệnh đốm vi khuẩn trung bình.
- Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân và vụ hè.
- Thích hợp: cho các tỉnh Duyên hải miền Trung.

18. GIỐNG ĐẬU XANH NTB.01
- Thời gian sinh trưởng: 72-78 ngày.
- Đặc điểm chính: Khối lượng 1000 hạt 65 g.
- Năng suất: trung bình 21-23 tạ/ha.
- Kháng sâu bệnh: Chống chịu bệnh đốm lá trung bình.
- Thích hợp: cho các tỉnh Duyên hải miền Trung.

D. CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ
 
1. GIỐNG VỪNG V.6
- Thời gian sinh trưởng: 75-80 ngày.
- Đặc điểm chính: Cây cao 85-110 cm, phân cành yếu, dạng thân 4 cạnh, số đốt/thân 34-38, số quả/đốt 3-4, số hàng hạt/quả 4, số múi/quả 2; Màu sắc hạt trắng, trọng lượng 1000 hạt 2,6-3,2 g. Hàm lượng dầu 52-53%, chỉ số axít <3 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Năng suất: trung bình 8-16 tạ/ha, tiềm năng năng suất >20 tạ/ha.
- Kháng sâu bệnh: Chống chịu sâu bệnh trung bình.
- Thời vụ gieo trồng: Vụ hè ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, vụ đông-xuân ở miền Nam.

2. GIỐNG MÍA QĐ.15
- Đặc điểm hình thái: Thân to trung bình, mầm nhỏ, lá hơi cong, rộng trung bình.
- Đặc điểm nông nghiệp: Tỷ lệ mọc mầm cao, đẻ nhánh trung bình, tỷ lệ cây hữu hiệu cao; tái sinh, lu gốc tốt; năng suất bình quân: 82-91 tấn/ha.
- Đặc điểm công nghiệp: Chín trung bình muộn, hàm lượng đường >11% CCS.

3. GIỐNG MÍA QĐ.86-368
- Đặc điểm hình thái: Thân to, mầm nhỏ, lá hơi cong, rộng trung bình.
- Đặc điểm nông nghiệp: Tỷ lệ mọc mầm cao, đẻ nhánh khá, tỷ lệ cây hữu hiệu cao; tái sinh, lu gốc tốt; năng suất bình quân: 90-100 tấn/ha.
- Đặc điểm công nghiệp: Chín trung bình muộn, hàm lượng đường >11% CCS.

4. GIỐNG MÍA VĐ.93-159
- Đặc điểm hình thái: Thân trung bình, mầm to, lá hơi cong, màu vàng nhạt.
- Đặc điểm nông nghiệp: Tỷ lệ mọc mầm cao, đẻ nhánh khá, tỷ lệ cây hữu hiệu cao; tái sinh, lu gốc tốt; năng suất bình quân: 70-90 tấn/ha.
- Đặc điểm công nghiệp: Chín cực sớm, hàm lượng đường >15% CCS.

5. GIỐNG TIÊU PENTIUR.1 (ẤN ĐỘ)
- Đặc điểm: Thời gian ra hoa, đậu quả và cho thu hoạch sớm hơn các giống khác khoảng 1 tháng, tỷ trọng khoảng 670-700 gam/lít.
- Năng suất: 40-60 tạ/ha
- Chống chịu: kháng bệnh thối cổ rễ khá, bệnh đốm lá trung bình; chịu hạn tốt.
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải miền Trung.

6. GIỐNG TIÊU VĨNH LINH
- Đặc điểm: Thời gian ra hoa, đậu quả và cho thu hoạch trung bình, tỷ trọng khoảng 600 gam/lít.
- Năng suất: 20 tạ/ha
- Chống chịu: kháng bệnh thối cổ rễ khá; chịu hạn tốt.
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải miền Trung.

7. GIỐNG ĐIỀU ĐDH. 66-14
- Đặc điểm: Ra hoa sớm, chín tập trung, quả giả màu hồng; khối lượng hạt: 180 hạt/kg; nhân đạt tiêu chuẩn V 248, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
- Năng suất: 40 tạ/ha (quy đổi/ha canh tác của cây mẹ), năng suất hậu thế sau 42 tháng 6-8 tạ/ha.
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

8. GIỐNG ĐIỀU ĐDH. 67-15
- Đặc điểm: Ra hoa trung bình, chính rải rác, quả giả màu vàng; khối lượng hạt: 156 hạt/kg; nhân đạt tiêu chuẩn V 232, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
- Năng suất: đạt 40-50 tạ/ha (quy đổi trên ha canh tác của cây mẹ), năng suất hậu thế sau 42 tháng đạt 6-8 tạ/ha.
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

9. GIỐNG ĐIỀU ĐDH. 102-293
- Đặc điểm: Ra hoa sớm, chính tập trung, quả giả màu vàng; khối lượng hạt: 150 hạt/kg; nhân đạt tiêu chuẩn V 240, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
- Năng suất: đạt 40-50 tạ/ha (quy đổi trên ha canh tác của cây mẹ), năng suất hậu thế sau 42 tháng đạt >10 tạ/ha.
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

10. GIỐNG ĐIỀU ĐDH. 07
- Đặc điểm: Ra hoa trung bình, chính rải rác, quả giả màu vàng; khối lượng hạt: 160 hạt/kg; nhân đạt tiêu chuẩn V 250, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
- Năng suất: đạt 30 - 40 tạ/ha (quy đổi trên ha canh tác của cây mẹ), năng suất hậu thế sau 30 tháng đạt >8 tạ/ha.
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

11. GIỐNG XOÀI ẤN ĐỘ LAI
- Đặc điểm: quả chín màu hhồng đỏ, thịt màu vàng, hạt lép; khối lượng quả 600-700g.
- Năng suất: đạt 40-50 tấn/ha (quy đổi trên ha canh tác của cây mẹ).
- Thích ứng: cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

12. GIỐNG NHÃN CHỊU HẠN XUỒNG CƠM VÀNG
- Đặc điểm: quả chín thịt màu vàng; khối lượng quả lớn.
- Năng suất: đạt 8-14 tấn/ha.
- Thích ứng: Chịu hạn tốt, thích hợp cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

E. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH

1. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT CHỨC NĂNG
Chế phẩm vi sinh vật chức năng được sản xuất từ tổ hợp các vi sinh vật cố định đạm, phân giải photphat khó tan, sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật và đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh vùng rễ cây trồng cạn. Sản phẩm có tác dụng cung cấp và nâng cao hiệu quả sử dụng phân khoáng, gia tăng sinh khối và năng suất cây trồng. Chế phẩm vi sinh vật chức năng không những đem lại lợi ích về mặt cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng tích cực trong việc hạn chế bệnh vùng rễ do vi khuẩn và nấm gây nên. Chế phẩm đã được ứng dụng rộng rãi trên các đối tượng cây trồng: cà chua, khoai tây, lạc, tiêu, cà phê, bông...Năng suất cây trồng tăng từ 10-15% so với đối chứng không dùng chế phẩm.

2. PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT CHỨC NĂNG
Phân hữu cơ vi sinh vật chức năng là sản phẩm được tạo thành từ chế phẩm vi sinh vật chức năng và cơ chất hữu cơ đã xử lý. Ngoài tác dụng cải thiện tính chất lý, hoá học và sinh học của đất trồng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng có tác dụng tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng đạm, lân, nâng cao năng suất cây trồng đồng thời giảm thiệt hại do vi khuẩn và nấm bệnh vùng rễ gây nên. Sản phẩm đã được ứng dụng rộng rãi thay cho phân chuồng (1 tấn phân HCVSV chức năng thay 10 tấn phân chuồng) trên các đối tượng cây trồng: cà chua, khoai tây, lạc, tiêu, cà phê, bông...Năng suất cây trồng tăng từ 15-25%.

3. MEN Ủ VI SINH VẬT
Men ủ vi sinh vật là sản phẩm được sản xuất từ hỗn hợp các vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao có tác dụng chuyển hoá nhanh các chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành mùn, gia tăng nhiệt độ khối ủ tới mức có thể tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh truyền nhiễm cũng như các mầm cỏ dại Ngoài ra các vi sinh vật sử dụng trong men ủ còn có khả năng chuyển hoá các chất dinh dưỡng khó tan thành dễ tiêu cung cấp cho đất và cây trồng, đồng thời sinh tổng hợp một số hoạt chất sinh học có tác dụng kích thích sinh trưởng thực vật và ức chế hoạt động của một số vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn. Sản phẩm sau khi ủ là nguồn nguyên liệu hữu cơ chất lượng cao sử dụng cho sản xuất phân hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng hoặc hữu cơ vi sinh vật.
 
Địa chỉ liên hệ:

TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN NÔNG - VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐT: 04 8614052, 04 8618137 FAX: 04 8613937 Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.