Phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Lưu Tiến Đức và một vài bà con
ở Định Quán (Đồng Nai)
Trả lời: Qua quan sát thực tế trên đồng ruộng nhiều năm ở các tỉnh Phía Nam chúng tôi thấy trong một ruộng lúa thường xuất hiện hai đợt sâu non của câu cuốn lá nhỏ.
Đợi thứ nhất: vào lúc lúa đẻ nhánh rộ, đợt này tỷ lệ lá bị sâu hại có thể tương đối cao, nhưng ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng của cây lúa sẽ không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, dảnh mới để bù đắp những gì đã mất. Mặc dù vậy nhưng nếu trong ruộng lúa đã có đến 20 bao lá có sâu non còn sống nằm bên trong (trong tổng số 100 lá lấy mẫu để kiểm tra) thì phải xịt thuốc để bảo vệ lúa.
Đợt sâu thứ hai: thường trùng vào lúc cây lúa làm đòng, trổ bông, ngậm sữa. Đợt này sâu trực tiếp tấn công trên lá đòng nên sẽ ành hưởng đến năng xuất lúa. Vì thế các bạn cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời. Nếu kiểm tra ngẫu nhiên 100 lá nằm rải rác trên ruộng mà thấy có đến 5 lá bị cuốn có sâu còn sống nằm bên trong thì phải xịt thuốc để diệt trừ.
Để hạn chế tác hại của sâu các bạn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, chứ không thể có một biện pháp đơn lẻ nào mang lại hiệu qủa kinh tế, kỹ thuật cao được. Sau đây là một số biện pháp chính các bạn có thể tham khảo và áp dụng:
-Không nên gieo xạ quá dầy. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng nơi mà gieo xạ từ 100 -150 kg giống là vừa. Nếu dùng máy xạ hàng thì chỉ cần từ 70 – 80 kg
-Phải bón phân cân đối giữa Đạm, Lân và Kali. Với những người đã có nhiều kinh nghiện thì nên “ nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây” mà bón sao cho phù hợp. Nếu không nên bón phân theo bảng so màu lá lúa. Cố gắng điều khiển phân bón sao cho cây lúa cứng cáp, không quá tốt lốp, xanh đạâm dễ dẫn dụ con trưởng thành của sâu đến đẻ trứng tạo sâu non gây hại. .
-Làm cỏ và tỉa dặm kịp thời để ruộng lúa luôn sạch cỏ dại và thông thoáng tạo cho cây lúa khỏe, ủ để cây lúa có khả năng đền bù nhanh nếu gặp trường hợp sâu phá hại nhiều.
-Không nên sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi ở đầu vụ nếu thấy chưa thật cần thiết, để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên của ruộng lúa, giảm bớt áp lực gây bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau. Khi tỷ lệ sâu ở trên mức cho phép (như đã nói ở phần trên) thì có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau đây để phun xịt: Padan 95SP; Polytrin P 440ND; Sherzol EC; Fastac 5EC; Sevin 43FW (hoặc 85WP); Cyperin 5EC ( hoặc 10EC, 25EC)...(về liều lượng và cách dùng các bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc). Để thu được hiệu qủa cao các bạn nên xịt thuốc khi sâu non còn ở tuổi nhỏ./.
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...