Quy trình nhân và sản xuất lúa đặc sản
Kỹ thuật canh tác mạ
- Đất đai: Đất cho sản xuất hạt giống phải là đất tốt, chủ động tưới tiêu theo yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đất phải được quy vùng sản xuất tập trung cho từng giống, các giống cần cách ly với nhau ít nhất 3m hoặc thời gian trỗ lệch nhau ít nhất 10 ngày. Ruộng phải được làm phẳng, ngâm kỹ để tránh hiện tượng lẫn giống của cây trồng vụ trước (do hạt thóc bị rụng hoặc thân gốc rạ của vụ trước mọc trở lại). Khu ruộng không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh và chuột gây hại.
- Làm mạ: Do thời gian sinh trưởng phát triển của từng giống khác nhau nên thời vụ gieo mạ cho từng giống cũng khác nhau. Cần bố trí để lúa trỗ bông phơi màu vào thời kỳ an toàn, tránh gặp rét muộn trong vụ đông xuân, tránh gặp mưa to gió lớn trong vụ mùa, và né tránh gây hại nặng của sâu bệnh. Thời kỳ trỗ an toàn của lúa trong vụ đông xuân tính theo dương lịch là trước ngày 5-5, vụ mùa trước ngày 20-9 đối với các giống ngắn, trung ngày, cảm ôn như Bắc Thơm 7, Hương thơm 1, trước ngày 20-10 đối với các giống dài ngày phản ứng ánh sáng như Tám Thơm, Dự, nếp Hoa Vàng. Các bước làm mạ được tiến hành theo trình tự sau:
+ Ngâm ủ hạt giống: Ngâm thóc giống trong các bể nhỏ hoặc chứa trong bao thoáng ngâm trong nguồn nước sạch, thời gian ngâm đối với thóc đã qua vụ từ 24 giờ (vụ mùa) đến 48 giờ (vụ đông xuân). Đối với hạt giống chuyển vụ, cần xử lý bằng lân 5% trong 24 giờ hoặc bằng axit nitric hoặc axit sulfuaric nồng độ 0,3% từ 8- 10 giờ trước khi ngâm ủ. Trong quá trình ngâm phải chú ý kiểm tra độ chua của nước và tiến hành thay nước khi nước quá chua. Sau khi ngâm đủ thời gian (hạt giống đã hút no nước), đãi sạch, để ráo nước trước khi ủ. Trong quá trình ủ phải tưới nước (hoặc ngâm bổ sung với thời gian 3-5 giờ/ngày), năng đảo để mầm nảy đều và khoẻ.
+ Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ: Ruộng gieo mạ phải được làm kỹ, bằng phẳng (thông thường gieo với lượng 4kg hạt giống/100m2 đất mạ). Lên luống mạ rộng 1,2- 1,4m, mặt luống phẳng, dóc nước, xung quanh có rãnh sâu để tưới tiêu nước, rồi tiến hành gieo mạ cho đều trên mặt luống.
+ Phân bón cho mạ: Lượng phân cho 1ha gồm phân chuồng mục 8- 10 tấn, super lân 400- 420kg, đạm urê 100- 130kg, kali clorua 100- 110kg. Cách bón, bón toàn bộ phân chuồng mục và phân lân bón lót trước khi bừa lần cuối. Bón 2kg urê + 2kg kali trước khi gieo hạt, rải đều phân trên mặt luống và trang phẳng để trộn đều phân vào lớp đất mặt. Bón thúc lần 1 khi mạ được 2- 2,5 lá với lượng 2kg urê + 2kg kali. Tuỳ theo tình hình sinh trưởng của mạ có thể bón một đợt tiễn chân trước khi nhổ cấy 5 - 7 ngày với lượng 0,5 - 1kg urê.
+ Chăm sóc ruộng mạ: Sau khi gieo ruộng mạ phải được giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường xuyên ở rãnh. Khi mạ được 1,5 - 2 lá cần tưới một lớp nước mỏng, rút sạch nước để thau chua, sau đó đưa nước vào duy trì trong ruộng để đất mềm, dễ nhổ mạ. Khi cấy, cây mạ phải đạt tiêu chuẩn: to gan, đanh dảnh, màu sắc lá xanh sáng, bộ rễ khoẻ, sạch sâu bệnh, mỗi cây mạ phải có ít nhất 2 - 3 dảnh cơ bản.
Kỹ thuật canh tác ruộng cấy
- Phương thức cấy: Cấy 1 dảnh, cấy theo băng theo hàng, khổ rộng của băng hoặc luống từ 1,2- 1,4m, các băng cách nhau từ 25- 30cm. Mật độ cấy 35- 40 khóm/m2 đối với các giống dài ngày phản ứng ánh sáng như Tám Thơm, Dự, nếp Hoa Vàng; 60 - 70 khóm/m2 đối với các giống ngắn - trung ngày, cảm ôn như Bắc Thơm 7, Hương Thơm 1...
- Phân bón cho ruộng cấy: Lượng phân cho 1ha gồm phân chuồng mục 0,8-1 tấn, urê 140kg, super lân 420kg, kali 110- 160kg. Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 30% urê + 30% kali clorua. Bón thúc đợt 1 khi lúa hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh, bón 50% urê, 20% kali. Bón thúc đợt 2 (bón vá): 10% urê sau bón thúc đợt 1 từ 10- 12 ngày. Bón đón đòng (khi lúa phân hoá đòng): toàn bộ lượng phân còn lại.
- Chế độ tưới tiêu: Không nhất thiết phải duy trì nước liên tục trong ruộng, tránh để ruộng lúa bị khô hạn hoặc ngập úng trong thời gian dài. Cần tưới đủ nước trong các thời kỳ: nảy mầm đến cây con, đẻ nhánh, làm đòng- trổ bông- chín sữa. Có thể chủ động rút cạn nước trong ruộng tới mức nẻ chân chim vào cuối thời kỳ lúa đẻ nhánh và sau giai đoạn chín sữa để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp cho bộ rễ lúa ăn sâu, rộng nhằm tăng khả năng chống đổ và nâng cao chất lượng hạt giống.
- Phòng trừ sâu bệnh, chuột và cỏ dại: Cần phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại chính như: Bọ trĩ, dòi đục lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, đồng thời tích cực diệt trừ chuột cũng như cỏ dại ngay từ đầu vụ.
Khử lẫn: tập trung vào các thời kì lúa đẻ nhánh, thời kì làm đòng đến trổ bông, thời kì chín bằng cách cắt bỏ những khóm, bông, hạt khác dạng, khác màu sắc so với các đặc trưng của giống, kể cả những bông, khóm có sâu hoặc bị sâu bệnh gây hại nặng.
Thu hoạch, chế biến và bảo quản: Khi lúa vừa đạt độ chín (thông thường sau trỗ từ 25- 30 ngày tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống) là thời gian tốt nhất để thu hoạch lúa giống. Các loại máy móc tham gia chế biến lúa giống như: Máy vận chuyển, máy tuốt, máy rê và sân phơi... phải được vệ sinh sạch sẽ và triệt để trước khi đưa vào sử dụng để tránh hiện tượng lẫn cơ giới. Khi hạt giống đã được xử lý (phơi, sấy) đạt tới độ ẩm từ 12 - 13% thì tiến hành làm sạch, đóng bao quy cách và gắn nhãn thẻ. Kho bảo quản giống phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, định kỳ kiểm tra, xử lý sâu mọt...
(Nguồn tin: NTNN)
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...