Khắc phục một số nguyên nhân làm giảm năng suất lúa
Trong quá trình sản xuất lúa thường gặp rất nhiều yếu tố có thể gây thất thoát năng suất như các loại sâu bệnh, thời tiết, thổ nhưỡng, dinh dưỡng, quá trình chăm sóc… Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến giảm năng suất lúa mà người dân có thể khắc phục trong quá trình sản xuất là:
1. Thiếu lân:
Thể hiện bằng sự thiếu đẻ nhánh, cây lùn lại, hạt lép nhiều. Lá lúa thiếu lân thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường. Có những giống lúa thiếu lân thì lá già trở nên màu vàng cam hoặc hơi tím. Sự thiếu lân thường xảy ra trên đất chua, đất nhiễm phèn, đất than bùn và đất kiềm. Chất lân dễ hòa tan trong đất ngập nước hơn đất khô. Trên đất bị thiếu lân mà bón đạm nhiều sẽ càng làm cho năng suất lúa bị giảm. Khắc phục hiện tượng thiếu lân bằng cách bón các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu như DAP (18:46:0) hay NPK (16:16:8), phân đầu trâu. Ở ĐBSCL, đa số đất trồng lúa đều thiếu lân nên vai trò của lân trong việc canh tác lúa là rất quan trọng.
2. Thiếu đạm:
Triệu chứng thiệt hại thay đổi tùy nhu cầu về đạm ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Thiếu đạm ở giai đoạn đầu làm cho lúa trở nên vàng đến xanh lợt, cây lùn lại và thẳng đứng, kém nở bụi. Nếu cây vẫn thiếu đạm cho đến giai đoạn lúa chín thì số hạt/bông sẽ giảm. Trường hợp đủ đạm trong giai đoạn đầu, nhưng sau đó lại thiếu thì những lá dưới bị vàng nhưng lá non còn xanh bình thường. Cả ruộng lúa sẽ trở nên vàng đều. Khắc phục hiện tượng thiếu đạm bằng cách cung cấp đủ đạm cho cây. Nên bón đạm cho lúa bằng bảng so màu lá lúa. Bón nhiều đạm quá sẽ làm cho lúa dễ đổ ngã và nhiễm sâu bệnh cũng dẫn đến giảm năng suất lúa.
3. Thiếu kali:
Nếu chỉ hơi thiếu kali, lá lúa có màu xanh đậm, hơi kém nở bụi và cây hơi bị lùn. Nếu thiếu kali trầm trọng, lá trở nên màu vàng cam đến vàng nâu, bắt đầu từ chóp lá già lan dần xuống dưới gốc. Có thể có nhiều đốm nâu trên phiến lá. Hạt lúa sẽ nhỏ hơn bình thường. Sự thiếu kali thường xảy ra trên đất thô, cát và than bùn hoặc trên đất sét có khả năng cố định cao chất kali. Khắc phục bằng cách bón các loại phân hỗn hợp có chứa kali hoặc phân kali đơn.
4. Thiếu lưu huỳnh:
Thể hiện bằng sự mất màu của các lá non, tiếp theo đó là những lá già trở nên vàng, cây lùn lại và giãn nở bụi. Khi thiếu lưu huỳnh, toàn thân cây lúa bị ảnh hưởng. Khác với trường hợp thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến lá già, sự thiếu lưu huỳnh thường thấy ở những vùng đất ẩm ướt có ít chất hữu cơ. Khi đất đó bị ngập nước, sunfat hòa tan sẽ trở thành sunfit không hòa tan làm cho sự thiếu lưu huỳnh càng trầm trọng hơn. Khắc phục hiện tượng này bằng cách khi thấy có triệu chứng thiếu lưu huỳnh nên rút nước ở ruộng đi và cung cấp thêm các loại phân có chứa lưu huỳnh.
5. Thiếu kẽm:
Triệu chứng xuất hiện 2-4 tuần sau khi sạ cấy. Khi sóng lá non mới trổ ra có màu trắng, nhất là gần cổ lá. Trên phiến lá già thường có những đốm nâu. Những đốm nâu này lan dần ra làm cho cả lá lúa trở nên màu nâu. Cây lúa hầu như ngưng phát triển. Trường hợp thiếu kẽm trầm trọng cây lúa sẽ chết. Nếu thiếu vừa, lúa sẽ trổ chậm và giảm năng suất. Sự thiếu kẽm thường thấy trên đất có nhiều vôi, đất kiềm, đất than bùn, đất núi lửa và đất ẩm ướt loại trầm thủy hầu như quanh năm. Sự thiệt hại càng trầm trọng khi đất được bón thêm nhiều đạm và lân. Khắc phục hiện tượng này bằng cách giảm lượng phân đạm và lân cho cây cần bón, xây dựng thủy lợi nội đồng tốt giúp cho việc cung cấp và thoát nước dễ dàng, cày đất phơi ải vào mùa nắng.
6. Thiệt hại do nhiễm mặn:
Triệu chứng là chóp lá non bị khô trắng và cuộn lại, lá bìa nâu sẫm, sự tăng trưởng và nở bụi bị đình trệ. Ảnh hưởng mặn thường xảy ra ở các vùng khô hạn, khó tiêu nước và lượng nước bốc hơi nhiều hơn lượng nước mưa. Đất mặn ẩm ướt thường là đất phù sa ở đồng bằng, cửa sông và vùng ngập mặn duyên hải. Ở những vùng nhiễm mặn này thường thiếu nguồn nước ngọt, vì thế chỉ canh tác lúa khi lượng nước mưa đã đủ nhiều. Xây dựng thêm các đìa, ao để tích nước ngọt nhằm tưới bổ sung khi lượng nước mưa đã hết vào cuối vụ.
Độc do sắt
Biểu hiện qua các đốm nâu nhỏ trên các lá già từ chóp lá trở xuống. Dần dần cả lá sẽ trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc màu cam. Trường hợp bị nhiễm độc nặng tất cả lá lúa trở nên trở thành màu nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi, rễ thưa màu nâu đậm và quăn queo. Sự nhiễm độc sắt thường xảy ra khi đất chua bị ngập nước cho ra nhiều Ion sắt. Đó là nguyên nhân chính giảm năng suất lúa trồng trên đất thuộc bộ Oxisols, đất hữu cơ và đất phèn. Khắc phục hiện tượng độc sắt bằng cách xây dựng thủy lợi nội đồng tốt, rút hết nước trong ruộng lúa ra khi thấy có hiện tượng độc sắt và thay bằng nước ngọt. Cày phơi ải đất vào đầu vụ.
Trần Văn Hiến Viện lúa ĐBSCL
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...