Nghiên cứu sản xuất thành công giống lúa mới thay thế giống IR 50404 tại Kiên Giang
Đây là giống cực ngắn ngày (92 ngày), thời gian sinh trưởng chỉ dài hơn giống IR 50404 là 7 ngày, rất thích hợp để sản xuất 3 vụ/năm. Giống lúa này có ưu điểm là năng suất cao tương tự giống IR 50404 nhưng ngon cơm hơn, lại cứng cây, kháng rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tốt. Hiện giống HĐ1 đang được nông dân các xã Phương Thịnh, Láng Biển, Thanh Mỹ, Mỹ Hội (Đồng Tháp), Tân An, Huyền Hội (Trà Vinh) trồng thay thế giống IR 50404.
Cũng theo Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Viện đã tổ chức điều tra tại 16 xã có điều kiện canh tác khác nhau là Long An (vùng lũ nhiễm phèn), Đồng Tháp (vùng lũ và phù sa ngọt), Trà Vinh, Kiên Giang (vùng ven biển nhiễm mặn, phụ thuộc nước trời) cho thấy có 85% nông dân tại 16 xã trên muốn sản xuất 3 vụ lúa mỗi năm để tăng thu nhập. Vì ngoài cây lúa, họ không có kinh nghiệm canh tác cây trồng khác vốn không thích hợp với thổ nhưỡng địa phương nên năng suất, chất lượng không cao, tiêu thụ khó khăn và giá cả bấp bênh hơn cây lúa. Cả chục năm nay, giống lúa IR 50404 đáp ứng tốt nhu cầu trên của nông dân tại 16 xã trên vì thời gian sinh trưởng cực ngắn (85 ngày), rất thích hợp làm 3 vụ/năm. Đến cuối năm 2008, dù có khuyến cáo chỉ trồng giống IR 50404 không quá 20% diện tích nhưng nông dân tại các xã Nhơn Ninh, Tân Hòa (Long An), Phương Thịnh, Láng Biển, Mỹ Hội, Thanh Mỹ (Đồng Tháp), Tân An, Huyền Hội (Trà Vinh) gieo sạ giống IR 50404 chiếm từ 80 - 100% diện tích đất lúa.
Ngay trong vụ đông xuân năm 2008 - 2009, tại các xã nêu trên, diện tích trồng giống IR 50404 gần như giữ nguyên do người dân không được cung cấp giống khác để thay thế giống IR 50404. Tại xã Đông Yên, Long Thạnh (Kiên Giang), trước đây có hơn 50% diện tích trồng giống IR 50404, chính quyền địa phương vận động rất tích cực nhưng ngườidân vẫn trồng giống IR 50404 chiếm 25 – 27% diện tích đất lúa. Vụ hè thu năm 2009 này, dù chính quyền địa phương ra sức vận động nhưng tại huyện Đức Huệ (Long An) có tới 50% diện tích trồng giống IR 50404, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có trên 40% diện tích; quận Ô Môn (TP Cần Thơ) có tới 73% diện tích. Điều này cho thấy không nên chỉ khuyến cáo, vận động đơn thuần, các tỉnh ĐBSCL cần nhanh chóng nhân các giống lúa mới có ưu điểm như giống HĐ1 nêu trên cung ứng đủ cho nông dân thay thế giống IR 50404 thi việc vận động bà con bỏ giống lúa IR 50404 mới có kết quả tốt.
Nguồn Techmart.cesti.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...