Giống lúa vụ Đông Xuân ở Đồng bằng Sông Cửu Long gắn với tiêu thụ sản phẩm
Từ các kết quả khảo nghiệm giống, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đưa ra cơ cấu giống lúa cho vụ đông xuân 2009-2010, gồm 5 giống chủ lực và 9 giống lúa được đánh giá có triển vọng trong vụ hè thu 2009 cũng được khuyến cáo sử dụng cho vụ Đông Xuân tới. Đây là những giống lúa chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt... Theo các nhà khoa học, bên cạnh việc chọn giống tốt, nông dân cần có biện pháp canh tác tốt để có một vụ mùa bội thu... Đồng thời, các ngành chức năng phải có giải pháp chủ động về tiêu thụ lúa hàng hóa cũng như lợi nhuận cho người trồng lúa phải được tính đủ... Đây sẽ là điều kiện để đảm bảo thắng lợi vụ đông xuân 2009-2010 sắp bắt đầu.
Giống lúa phari có nguồn gốc rõ ràng
Tiến sĩ Lê Thị Dự, Trưởng Bộ môn Khảo nghiệm giống, Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng: “Sau mỗi vụ lúa, Viện Lúa ĐBSCL đều có đề xuất cơ cấu giống để nông dân chọn lựa giống lúa tốt, phù hợp cho vụ sau. Với những giống lúa đã được viện khuyến cáo, nông dân cần chọn lựa sao cho phù hợp với đặc điểm của vùng đất mình canh tác để chuẩn bị cho vụ lúa đông xuân 2009-2010. Đặc biệt, cần lưu ý chọn giống lúa đã được các viện, trường tuyển chọn, có nguồn gốc rõ ràng”. Vì vậy, Viện Lúa ĐBSCL đưa ra 5 giống lúa chủ lực cho vụ đông xuân 2009-2010 gồm: OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 6677 và
Theo tiến sĩ Chu Văn Hách, Trưởng Bộ môn Phân bón và Kỹ thuật canh tác cho biết, Viện lúa ĐBSCL đang hợp tác với Viện Lúa Quốc tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm quản lý phân bón cho lúa. Với hoạt động này, nông dân có thể liên hệ với trạm khuyến nông hoặc Chi cục bảo vệ thực vật ở địa phương để được khuyến cáo sử dụng phân bón một cách hợp lý, hiệu quả. Hiện, tỉnh Sóc Trăng và An Giang đã hợp tác với Viện để triển khai cho địa phương. Tiến sĩ Chu Văn Hách cho biết: “Viện Lúa ĐBSCL đang xây dựng đồng lúa “4 tốt”: đất tốt, giống tốt, quản lý cây trồng tốt, sản phẩm tốt. Hoạt động đang được ứng dụng thí điểm ở một số địa phương, khi thành công sẽ nhân rộng ra cả khu vực”.
Chọn giống, thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác đúng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, quản lý tốt đồng ruộng là 3 yếu tố quan trọng giúp nông dân có vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, để nông dân sản xuất có lợi nhuận cao, ổn định, cần có sự can thiệp của lãnh đạo chính quyền, các sở ngành có liên quan trong việc tạo ra sự gắn kết giữa 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. “Cụ thể, trước mắt có thể thành lập các công ty xuất khẩu gạo gắn liền với nông dân: đầu tư vốn, tư vấn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nông dân”, tiến sĩ Lê Thị Dự đề xuất.
Lợi nhuận cho người trồng lúa
Vụ lúa đông xuân 2009-2010 sắp bắt đầu, theo lịch thời vụ của Bộ NN&PTNT, vùng ĐBSCL sẽ ổn định diện tích xuống giống khoảng 1,6 triệu ha vào đầu tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 12-2009, đảm bảo né rầy đồng loạt. Mỗi tiểu vùng của ĐBSCL gieo sạ khoảng 5 giống chủ lực chất lượng cao và một vài giống bổ sung triển vọng, nhưng mỗi giống đều không vượt quá 20% diện tích gieo trồng/1 vùng. Đặc biệt, hạn chế mức thấp nhất giống phẩm cấp thấp như: IR50404,
Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt, nói: “Vụ đông xuân 2009-2010, cố gắng đạt sản lượng 10,5 triệu tấn là tốt nhất, đây là vụ có ý nghĩa quyết định sản lượng lúa cả năm, nên các địa phương cần tuân thủ chặt chẽ lịch thời vụ. Cục Trồng trọt khuyến cáo nông dân không trồng vụ xuân hè, vì đây là cầu nối dịch bệnh cho hè thu chính vụ. Mặt khác, cần tăng cường liên kết để xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị hạt gạo Việt
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cảnh báo: “Ngành nông nghiệp các địa phương cần tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất để hạ giá thành. Việc tính giá thành sản xuất trước mùa vụ để Chính phủ hỗ trợ giá cho nông dân khi giá xuống thấp. Còn DN phải mua theo giá thị trường chứ không thể hạ giá mua khi giá thành sản xuất giảm. Việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam có thể mở đầu từ vùng sản xuất lúa - tôm, bởi vùng này sẽ tập trung gieo trồng 1 giống, thuận lợi cho xây dựng thương hiệu hạt gạo. Nhưng DN cần đặt hàng để nông dân trồng theo hợp đồng, đảm bảo đầu ra”. Hiện nay, Chính phủ đã chủ trương không hạn chế xuất khẩu gạo, nhưng cần điều hòa tiêu thụ lúa cả năm (nhất là vào vụ hè thu khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm, lượng lúa hay bị tồn đọng), đồng thời giải quyết khâu sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng lúa gạo dự trữ. Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch mới đạt 28% diện tích gieo trồng với 3.193 máy gặt đập liên hợp và 7.037 lò sấy lúa có năng lực sấy đạt 25,5% tổng sản lượng lúa hè thu (tổng sản lượng lúa hè thu năm 2009 của toàn vùng trên 8,62 triệu tấn).
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho rằng, xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt Nam cần chọn 1-2 giống chủ lực và gieo sạ đồng nhất 1 giống, đồng thời xây dựng kho dự trữ lúa gạo, hạn chế thiệt hại cho nông dân. Nhiều nhà khoa học, lãnh đạo ngành nông nghiệp cũng nhìn nhận, trở ngại của sản xuất và xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam hiện tại không phải ở sản xuất, bởi trình độ canh tác của nông dân được nâng lên rõ rệt, mà nằm ở khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Đây là công đoạn gây tổn thất 5-7%, nhưng chưa được đầu tư bài bản để giải quyết tốt, do đó làm giảm chất lượng hạt gạo và thời gian cất trữ cũng không kéo dài như Thái Lan. Thương hiệu cho hạt gạo là vấn đề sống còn trong hội nhập và cạnh tranh. Khi hạt gạo Việt
Theo: TTXVN
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...