Home Kỹ thuật trồng trọt Cây lúa Hạt giống cho những cánh đồng chất lượng cao
Hạt giống cho những cánh đồng chất lượng cao
Thời gian qua, Viện Lúa ĐBSCL không ngừng nghiên cứu, tạo ra các giống lúa có chất lượng và năng suất cao, chống chịu được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và các sâu bệnh hại chính. Nhiều công trình nghiên cứu của Viện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao về ý nghĩa khoa học cũng như khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn.Từ những nghiên cứu cơ bản...
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: “Để cho ra đời một giống lúa mới, cần phải trải qua quá trình nghiên cứu cơ bản lâu dài, từ nghiên cứu, đánh giá giống, tìm các phương pháp lai tạo đến chọn giống thích hợp, trồng khảo nghiệm... Khi đã có giống mới sẽ chuyển sang giai đoạn nghiên cứu ứng dụng bằng cách triển khai nhân rộng giống ở các địa bàn khác nhau để đánh giá mức độ thích nghi của giống. Nghiên cứu cơ bản có vai trò rất quan trọng trong quá trình chọn tạo giống, vì đó là nền tảng vững chắc để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng”. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Đất canh tác lúa ở ĐBSCL, nhất là đất phèn, đều có đặc tính chung: thiếu lân (P). Đặc tính này gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa; làm cho cây thấp lùn, cằn cỗi, đẻ chồi kém, lá lúa trở nên ngắn, hẹp chiều ngang, mọc thẳng, có màu xanh đậm, khi lá già có thể chuyển sang màu nâu và chết. Thiếu lân, năng suất lúa sẽ giảm nghiêm trọng. Mặt khác, vào mùa khô, các nước thượng nguồn sông Mekong tăng cường sử dụng nguồn nước nên ở hạ lưu, ĐBSCL sẽ bị nước mặn lấn sâu vào nội địa trên một diện tích rộng. Do đó, việc chọn tạo giống lúa có năng suất cao kết hợp với tính chống chịu thiếu lân và chống chịu mặn cao là một yêu cầu cấp bách. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Trước yêu cầu đó, các cán bộ của Viện Lúa ĐBSCL đã thực hiện 2 đề tài nghiên cứu cơ bản: “Xây dựng bản đồ QTL cho gien chống chịu điều kiện thiếu lân trên cây lúa” (do PGS. TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng Bộ môn Di truyền và Chọn giống, làm chủ chủ nhiệm); “Xây dựng bản đồ di truyền lúa chống chịu mặn trên cơ sở phân tích QTL phục vụ công tác chọn tạo giống” (do GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, làm chủ nhiệm). Đây là 2 đề tài ứng dụng công nghệ sinh học theo hướng di truyền phân tử, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">PGS.TS Nguyễn Thị Lang cho biết: “Phần lớn những tính trạng chống chịu với điều kiện bất lợi do môi trường là tính trạng di truyền số lượng. QTL (Quantitative Trait Loci) là bản đồ tính trạng di truyền số lượng. Mục đích của những nghiên cứu cơ bản nêu trên là xác định được gien chống chịu thiếu lân, gien kháng mặn... ở nhiễm sắc thể nào. Gien đó sẽ được đánh dấu để làm cơ sở phục vụ cho việc chọn tạo giống”. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã xây dựng được bản đồ QTL và xác định được gien chống chịu điều kiện thiếu lân ở nhiễm sắc thể số 12 và số 9.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Khi thực hiện đề tài “Xây dựng bản đồ di truyền lúa chống chịu mặn trên cơ sở phân tích QTL phục vụ công tác chọn tạo giống”, các nhà khoa học đã xây dựng được tiêu chuẩn chọn lọc tính chống chịu mặn. Qua sàng lọc 418 mẫu giống địa phương, các nhà khoa học xác định một số giống địa phương chịu mặn tốt và xây dựng bản đồ QTL của gien mặn trên 12 nhiễm sắc thể. Từ đó, tiến hành lai tạo chọn giống chống chịu mặn nhờ phương pháp marker phân tử. Một số dòng triển vọng đã được đưa ra sản xuất thử. Trong đó, nổi bật là giống OM 4498, có tính chống chịu mặn cao và có khả năng kháng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Giống OM 4498 đã được nhân rộng tại ĐBSCL và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống lúa quốc gia. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: justify"><STRONG><SPAN style="FONT-WEIGHT: normal; FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Đến công tác chọn tạo giống</SPAN></STRONG><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial"><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, ngoài nhu cầu ăn no, ngày nay, con người còn có nhu cầu ăn ngon, ăn đủ chất. Đáp ứng cho nhu cầu này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất lượng cao. Hàng loạt các đề tài được triển khai thực hiện, như: “Ứng dụng marker phân tử trong chọn tạo giống lúa phẩm chất gạo tốt amylose trung bình và mùi thơm”, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu”...<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Với đề tài “Ứng dụng marker phân tử trong chọn tạo giống lúa phẩm chất gạo tốt amylose trung bình và mùi thơm”, PGS.TS Nguyễn Thị Lang và các cộng sự đã chọn, cung cấp cho thị trường những giống có triển vọng: gạo dài, mềm cơm, có mùi thơm. Trong đó, nổi bật là giống OM 4495, OM 4900. Đây là những giống có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, có hàm lượng amylose trung bình (giúp làm mềm cơm), chống chịu tốt với rầy nâu và đạo ôn. OM 4495 đã được công nhận là giống khu vực hóa; giống OM 4900 đang phát triển rộng, được đưa vào Bộ khảo nghiệm giống quốc gia. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Suốt 3 năm (2003-2005), Viện Lúa ĐBSCL phối hợp với Viện lúa Quốc tế (IRRI), Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực- thực phẩm, Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam... nghiên cứu chọn tạo giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu. Đề tài do GS.TS Bùi Chí Bửu làm chủ nhiệm. Các nhà khoa học đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học để chọn tạo những giống lúa mới kháng sâu bệnh hại chính, chống chịu khô hạn, mặn, phèn, phẩm chất gạo tốt, có hương vị đặc sản… Qua đó, đã có 6 giống lúa được công nhận giống quốc gia, 3 giống được công nhận tạm thời (khu vực hóa), 10 giống được khảo nghiệm quốc gia, 20 giống khảo nghiệm tại Viện Lúa ĐBSCL... Những giống khu vực hóa ở ĐBSCL đều có diện tích trồng trên 10 ngàn ha. <o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoBodyText style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in" align=justify><SPAN style="mso-bidi-font-size: 10.0pt"><FONT size=2><FONT face=Arial>Hiện nay, Bộ môn Di truyền và Chọn giống của Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu mới, như: “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa xuất khẩu cho vùng ĐBSCL”, “Tạo giống lúa chịu hạn bằng phương pháp dấu chuẩn phân tử”... Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Phó Viện Trưởng Viện Lúa ĐBSCL, trong giai đoạn 2006-2010, viện sẽ tiếp tục chọn tạo các giống lúa chống chịu sâu bệnh hại, đặc biệt là giống kháng rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Viện Lúa ĐBSCL cũng sẽ nghiên cứu tạo các giống lúa giàu vitamin A, E, sắt. <o:p></o:p></FONT></FONT></SPAN></P>
<H5 style="MARGIN: 0in 0in 0pt" align=right><EM><FONT face="Times New Roman" color=#000000 size=3>Nguồn; Web Báo Cần Thơ</FONT></EM></H5>
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập