Các giống lúa vừa được cho phép sản xuất thử năm 2009
Giống lúa OM 1350
Giống lúa OM 1350 được chọn lọc từ tổ hợp lai IR42/IR64 thông qua phưong pháp lai cổ truyền và được vào trình diễn và khảo nghiệm từ vụ Hè Thu 2003.
Giống OM 1350 có thời gian sinh truởng 132-135 ngày; chiều cao cây 95-100cm; số bông/m2 341-402 bông; trọng lượng 1000 hạt 25,5-26,8gr; phẩm chất gạo khá (hạt gạo dài 6,4mm, ít bạc bụng, hàm lượng amylose 24,6%; tỉ lệ xay chà cao); năng suất đạt 5,5 tấn/ha; phản ứng đối với rầy nâu và bệnh đạo ôn cấp 3-5
+ Ưu điểm: dạng hình đep, rất cứng cây, phẩm chất gạo khá (tỉ lệ xay chà cao, ít bạc bụng), năng suất khá cao và ổn định qua nhiều vụ, kháng rầy nâu và đạo ôn, ít bị nhiễm bệnh vàng lùn, có khả năng chống chịu được đất bị nhiễm mặn tốt
+ Nhược điểm chính: thời gian sinh trưởng dài nên khả năng tăng vụ bị ảnh hưởng
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 1350 gieo trồng thích hợp trong vụ Thu Đông (từ tháng 7-tháng 12). Giống có khả năng thích nghi với các vùng đất nhiễm mặn, nhất là ở các vùng có cơ cấu canh tác lúa-tôm.
Giống lúa OM 2496
Giống lúa OM 2496 là giống lúa trung mùa được chọn lọc ra từ giống lúa Bảy Núi (ở An Giang) bằng phương pháp đột biến phóng xạ, sau đó các thế hệ từ M2 đến M6 được chọn lọc tại Viện; cuối cùng được đưa vào khảo nghiệm, so sánh năng suất từ vụ Hè Thu 2005.
Giống OM 2496 có thời gian sinh truởng 130-135 ngày, chiều cao cây 103cm, đẻ nhánh khỏe, trọng lượng 1000 hạt 28,2gr, hàm lượng amylose trung binh 22,4%, hạt gạo dài 7,2 mm, ít bạc bụng, độ bền thể gel 38,7 mm; cơm mềm và có mùi thơm nhẹ; phản ứng đối với rầy nâu và bệnh đạo ôn cấp 5; năng suất trung bình đạt 6-6,3tấn/ha.
+Ưu điểm chính: Thời gian sinh trưởng phù hợp với các vùng có cơ cấu canh tác lúa-tôm; khả năng đẻ nhánh tốt; năng suất cao và ổn định tại các vùng đất nhiễm mặn; phẩm chất gạo tốt hơn các giống lúa trung mùa khác, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo dài, ít bạc bụng, tỉ lệ xay chà cao, cơm mềm và có mùi thơm nhẹ)
+ Nhược điểm chính: hơi nhiễm đến nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 2496 là giống lúa trung mùa. Thích hợp gieo trồng ở vùng đất nhiễm mặn có cơ cấu canh tác lúa-tôm tại các tỉnh Bến Tre, Long An và TP Hồ Chí Minh.
Giống lúa OM5472
Giống lúa OM 5472 được chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ tổ hợp lai OM2718/Jasmine 85 từ năm 2004. Giống đã được khảo nghiệm Viện từ vụ Đông Xuân 2007-2008, tham gia mạng lưới khảo nghiệm quốc gia từ vụ Hè Thu 2008.
Giống OM 5472 có thời gian sinh truởng 90-100 ngày; chiều cao cây 95-105cm, dạng hình đẹp, thân rạ cứng, đẻ nhánh khá, trọng lượng 1000 hạt 26-27gr, hạt gạo dài (7,14mm), không bạc bụng, hàm lượng amylose trung binh (25,5%); phản ứng đối với rầy nâu cấp 3, bệnh đạo ôn cấp 3-5 và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cấp 1-3; năng suất trung bình đạt 4-6tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6-7tấn/ha (vụ Đông Xuân).
+ Ưu điểm: Giống có thời gian sinh trưởng ngắn; thân rạ cứng; năng suất cao và ổn định qua các mùa vụ và vùng sinh thái, đặc biệt thích hợp với vùng nước ngọt, giống cũng có khả năng cho năng suất cao trên đất phèn nhẹ; phẩm chất gạo tốt (hạt gạo dài, trong ít bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu)
+ Nhược điểm chính: Giống hơi nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): giống thích hợp gieo trồng ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều loại đất khác nhau. Giống phát huy tiềm năng tăng năng suất ở những vùng phù sa ngọt kể cả những nơi nhiễm phèn nhẹ
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): giống thích hợp gieo trồng ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều loại đất khác nhau. Giống phát huy tiềm năng tăng năng suất ở những vùng phù sa ngọt kể cả những nơi nhiễm phèn nhẹ.
Giống lúa OM 5628
Giống lúa OM 5628 do Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn thông qua phương pháp lai cổ truyền. Từ tổ hợp lai backcross C54/IR64/C54, các dòng triển vọng được chọn bằng marker, sau đó đưa vào khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Đông Xuân 2005-2006. Giống có thời gian sinh trưởng 100-105 ngày; chiều cao cây 105-110cm ; khả năng đẻ nhánh tốt; trọng lượng 1000 hạt là 27-28gr; năng suất đạt 5-7 tấn/ha; chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo thon dài, tỉ lệ bạc bụng thấp; tỉ lệ xay chà và gạo nguyên cao; cơm mềm, hàm lượng amylose là 24,65% (tương đương với giống IR64); phản ứng đối với rầy nâu cấp 5, đối với bệnh đạo ôn cấp 3-5; chống chịu tốt với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
+ Ưu điểm: dạng hình đep; khả năng đẻ nhánh tốt; phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tương đương với giống IR64); chống chịu tốt với bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
+ Nhược điểm chính: thân rạ yếu; nhiễm bệnh lùn lúa cỏ cao, nhiễm bệnh đạo ôn trong vụ Hè Thu.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): giống OM 5628 thích hợp thích hợp gieo trồng ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều loại đất khác nhau.
Giống lúa OM 6161
Giống lúa OM 6161 (còn có tên là HG2) do Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn, có nguồn gốc từ tổ hợp lai C51/Jasmine 85, từ đó dòng triển vọng được chọn bằng marker, sau đó đưa vào khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Hè Thu 2006. Giống có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (95-100 ngày); chiều cao cây 102cm ; khả năng đẻ nhánh tốt ; cứng cây; trọng lượng 1000 hạt là 27,5gr; đạt năng suất cao (5-7 tấn/ha); chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo thon dài, tỉ lệ bạc bụng rất thấp; tỉ lệ xay chà và gạo nguyên cao; hàm lượng amylose là 19,91% (thấp hơn giống Jasmine 85), cơm dẻo và có mùi thơm nhẹ; phản ứng đối với rầy nâu cấp 3-5, đối với bệnh đạo ôn cấp 3-5.
+Ưu điểm: khả năng đẻ nhánh tốt ; cứng cây; chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn khá ; chất lượng gạo tốt, ngon cơm và có mùi thơm.
+Nhược điểm chính: thời gian trổ dài; bị bệnh thối cổ gié khá nặng.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): giống OM 6161 thích hợp thích hợp gieo trồng ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều loại đất khác nhau. Giống phát huy tốt tiềm năng năng suất ở những vùng đất phù sa ngọt kể cả những nơi nhiễm phèn nhẹ.
Giống lúa OM 2496
Giống lúa OM 2496 là giống lúa trung mùa được chọn lọc ra từ giống lúa Bảy Núi (ở An Giang) bằng phương pháp đột biến phóng xạ, sau đó các thế hệ từ M2 đến M6 được chọn lọc tại Viện; cuối cùng được đưa vào khảo nghiệm, so sánh năng suất từ vụ Hè Thu 2005.
Giống OM 2496 có thời gian sinh truởng 130-135 ngày, chiều cao cây 103cm, đẻ nhánh khỏe, trọng lượng 1000 hạt 28,2gr, hàm lượng amylose trung binh 22,4%, hạt gạo dài 7,2 mm, ít bạc bụng, độ bền thể gel 38,7 mm; cơm mềm và có mùi thơm nhẹ; phản ứng đối với rầy nâu và bệnh đạo ôn cấp 5; năng suất trung bình đạt 6-6,3tấn/ha.
+Ưu điểm chính: Thời gian sinh trưởng phù hợp với các vùng có cơ cấu canh tác lúa-tôm; khả năng đẻ nhánh tốt; năng suất cao và ổn định tại các vùng đất nhiễm mặn; phẩm chất gạo tốt hơn các giống lúa trung mùa khác, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo dài, ít bạc bụng, tỉ lệ xay chà cao, cơm mềm và có mùi thơm nhẹ).
+ Nhược điểm chính: hơi nhiễm đến nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 2496 là giống lúa trung mùa. Thích hợp gieo trồng ở vùng đất nhiễm mặn có cơ cấu canh tác lúa-tôm tại các tỉnh Bến Tre, Long An và TP Hồ Chí Minh.
Giống lúa OM 4088
Giống lúa OM 4088 được chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ tổ hợp lai OM997/OM 3536 từ năm 2001. Giống đã được khảo nghiệm Viện từ vụ Hè Thu 2005, tham gia mạng lưới khảo nghiệm quốc gia từ vụ Hè Thu 2007. Giống OM 4088 có thời gian sinh truởng 90-95 ngày (trong điều kiện cấy), chiều cao cây trung bình, dạng hình đẹp, thân rạ cứng, đẻ nhánh khá, trọng lượng 1000 hạt 26-27gr, hạt gạo thon dài (7,0mm), ít bạc phấn (8%), hàm lượng amylose trung binh (25-26%); phản ứng đối với rầy nâu cấp 5 và bệnh đạo ôn cấp 6-7; năng suất trung bình đạt 4-6tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6-9tấn/ha (vụ Đông Xuân).
+Ưu điểm: giống có thời gian sinh trưởng ngắn; thân rạ cứng, khả năng chống đổ tốt; năng suất cao và ổn định qua các mùa vụ và vùng sinh thái, chống chịu bệnh vàng lùn khá tốt; cơm mềm, dẻo, có mùi thơm nhẹ; hạt gạo dài, trong, mặt gạo sáng đẹp, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
+Nhược điểm: giống hơi nhiễm rầy nâu và nhiễm bệnh đạo ôn; tỉ lệ tấm hơi cao.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): giống OM 4008 thích hợp thích hợp gieo trồng ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều loại đất khác nhau, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nên thích hợp trồng ở vùng 3 vụ lúa/năm. Giống phát huy tốt tiềm năng năng suất ở những vùng đất phù sa ngọt kể cả những nơi nhiễm phèn nhẹ.
Giống lúa OM 5625
Giống lúa OM 5625 do Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn thông qua phương pháp lai cổ truyền. Từ tổ hợp lai C27/OMCS2000//OMCS2000, các dòng triển vọng được chọn bằng marker, sau đó đưa vào khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Đông Xuân 2005-2006. Giống có thời gian sinh trưởng 95 ngày; chiều cao cây 102-110cm ; thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh tốt; trọng lượng 1000 hạt là 26,6gr; năng suất đạt 5-7,15 tấn/ha; chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo thon dài, tỉ lệ bạc bụng thấp; tỉ lệ xay chà và gạo nguyên cao; hàm lượng amylose là 24,5% (tương đương với giống IR64); phản ứng đối với rầy nâu cấp 3, đối với bệnh đạo ôn cấp 3-7.
+ Ưu điểm: dạng hình đep; cứng cây; khả năng đẻ nhánh tốt; bông to, hạt đóng dày; phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tương đương với giống IR64); có khả năng chống chịu với rầy nâu.
+ Nhược điểm chính: nhiễm bệnh đạo ôn cao (cấp 7) ở vụ Hè Thu; dễ nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): giống OM 5625 thích hợp thích hợp gieo trồng ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên nhiều loại đất khác nhau.
Giống lúa OM 6073
Giống lúa OM 6073 được chọn lọc từ tổ hợp lai 93072/Babaomi//93072, tiếp đó các thế hệ con lai thông qua phương pháp maker phân tử để chọn lọc và đánh giá; cuối cùng được đưa vào khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Đông Xuân 2005-2006.
Giống OM 6073 có thời gian sinh trưởng 105 ngày; chiều cao cây 100-105cm; đẻ nhánh khoẻ; thân rạ cứng; số hạt chắc/bông cao (127hạt); trọng lượng 1000 hạt 27,3gr năng suất trung bình đạt 5-7 tấn/ha; tỉ lệ gạo trắng 69,5%, tỉ lệ gạo nguyên 36,77%, tỉ lệ bạc bụng cấp 3-5, hàm lượng amylose cao (26,52%), cơm khô; phản ứng với rầy nâu cấp 3,7-6,3, với bệnh đạo ôn cấp 3-5; tỉ lệ nhiễm bệnh vàng lùn thấp (2,24%).
+ Ưu điểm: Thời gian sinh trưởng ngắn (trong điều kiện sạ), dạng hình đẹp, năng suất cao và ổn định được nông dân chấp nhận; nhiễm bệnh vàng lùn trong giai đoạn đầu nhưng khả năng phục hồi sau đó tốt, không ảnh hưỏng đến năng suất; thích nghi với nhiều loại đất, chịu được điều kiện đất đai ở những vùng khó khăn (phèn mặn), đáp ứng tốt với điều kiện thâm canh; chất lượng gạo khá tốt, tỉ lệ gạo bạc bụng thấp.
+Nhược điểm chính: Phản ứng nhiễm rầy nâu không ổn định; nhiễm bệnh lùn lúa cỏ cao (62%); cơm hơi khô.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 6073 thích hợp gieo trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống được chấp nhận cao ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ và một số địa phương khác ở ĐBSCL. Giống phát huy tốt ở các vùng đất phù sa ngọt sản xuất giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu và cũng bổ sung được vào cơ cấu giống cho các vùng khó khăn ở ĐBSCL.
Giống lúa OM 6162
Giống lúa OM 6162 do Viện Lúa ĐBSCL tạo chọn, có nguồn gốc từ tổ hợp lai C50/Jasmine 85, từ đó dòng triển vọng được chọn bằng marker, sau đó đưa vào khảo nghiệm so sánh năng suất từ vụ Hè Thu 2006. Giống có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn (95-100 ngày); chiều cao cây 115cm ; khả năng đẻ nhánh khá ; cứng cây; có số hạt chắc/bông cao (168 hạt); trọng lượng 1000 hạt là 29,8gr; đạt năng suất cao và ổn định trong cả hai vụ Đông Xuân (6-7tấn/ha) và Hè Thu (4-5tấn/ha); chất lượng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (hạt gạo thon dài, tỉ lệ bạc bụng rất thấp; tỉ lệ xay chà và gạo nguyên cao; hàm lượng amylose là 20-21,8% (tương đương với giống Jasmine 85), cơm dẻo và có mùi thơm nhẹ; phản ứng đối với rầy nâu (cấp 4,3-5), đối với bệnh đạo ôn (cấp 3-5).
+ Ưu điểm: có thời gian sinh trưởng ngắn; đẻ nhánh khá; số hạt chắc/bông cao; tỉ lệ bạc bụng thấp; hạt gạo dài, không bạc bụng, tỉ lệ xay chà và gạo nguyên cao; cơm dẻo và có mùi thơm;có khả năng chống chịu bệnh vàng lùn khá.
+ Nhược điểm chính: phản ứng không ổn định đối với rầy nâu.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM 6162 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống được chấp nhận cao ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vĩnh, Long An và nhiều địa phương khác ở ĐBSCL. Giống phù hợp canh tác ở các vùng đất khác nhau.
Theo: http://www.omonrice.org
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...