Chọn và xử lý thóc giống liền vụ
Vụ mùa nhiều khi thiếu thóc giống tốt, để chủ động giống lúa gieo cấy kịp thời vụ không ít bà con nông dân gặt lúa liền vụ làm giống cho vụ sau.
Xin giới thiệu cách chọn và ngâm ủ thóc liền vụ có tỷ lệ nảy mầm cao:
Chọn những ruộng lúa gieo cấy vụ trước bằng giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận, giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng tốt để làm giống cho vụ sau. Gặt bỏ những cây lúa lẫn, lúa cỏ trước khi thu hoạch. Vệ sinh sạch sẽ sân phơi, dụng cụ tuốt, đập, bảo quản tránh lẫn tạp cơ giới khi thu hoạch. Chọn những ngày nắng ráo để thu hoạch lúa giống. Khi lúa gặt về cần tuốt ngay, sàng sẩy, loại bỏ rơm, rạ và hạt lửng lép. Nếu trời nắng phải phơi ngay, nếu trời mưa bất ngờ rải thóc thành lớp mỏng, tránh dồn thóc thành đống cao dễ làm hạt giảm sức nảy mầm.
Với các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng trong vụ mùa 90-120 ngày như: CN2, KD18; Q5; AIT77…, khi thời vụ đã đến, đòi hỏi cần giống ngay, bà con có thể gặt lúa chín đỏ đuôi tuốt lúa xong không cần phơi, đem ngâm ngay dưới ao, hồ trong thời gian 72 giờ (3 ngày 3 đêm). Nếu không ngâm hạt giống dưới ao, sông, hồ mà phải ngâm dưới chậu, thùng chum, vại thay nước thường xuyên 4 đến 6 giờ/lần, cho lượng nước ngập trên thóc ít nhất 20cm, để nơi râm mát, sau đãi sạch nước chua đem ủ bình thường, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 75%.
Khi thời vụ cho phép, bà con cần phơi thật giòn 3-4 nắng to, sau rải thóc qua đêm trên nền nhà, đem ngâm 72 giờ bằng nước sạch cũng cho tỷ lệ nảy mầm cao trên 85%.
Bà con có thể dùng supe lân Lâm Thao hoà nước với nồng độ 5-10% hoặc chế phẩm Lupain, ngâm thóc giống trong 12-24 giờ, sau đó tiếp tục ngâm 36-48 giờ bằng nước sạch cũng nâng cao thêm tỷ lệ nảy mầm của hạt giống liền vụ, đạt 85-90%.
Nếu có điều kiện, tốt nhất bà con dùng dung dịch a xít nitơric HNO3 với nồng độ 0,2-0,3% ngâm trong 24 giờ, sau đó ngâm tiếp 36 giờ bằng nước sạch đều cho kết quả cao đối với mọi loại thóc (mới gặt chưa phơi hoặc đã phơi giòn), tỷ lệ nảy mầm đạt > 90%.
Chú ý: Với loại thóc phơi chưa khô thật thì tỷ lệ nảy mầm đều rất thấp cho dù có áp dụng các biện pháp trên.
Theo: nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...