Kinh nghiệm phòng trừ bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
So với các tỉnh phía Bắc, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều kinh nghiệm trong biện pháp diệt trừ rầy nâu và phòng trị bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) trên lúa. Xin giới thiệu một số biện pháp diệt rầy và chữa trị bệnh VL-LXL hiệu quả.
Hai biện pháp đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật, phòng chống hiệu quả rầy nâu, bệnh VL – LXL là gieo sạ đồng loạt, né rầy và gieo mạ mùng. Theo đó, người dân cần gieo sạ đồng loạt trên diện rộng, mỗi đợt gieo sạ không kéo dài quá 10 ngày; phải gieo sạ trong khoảng thời gian an toàn nhất (là khoảng thời gian không để cho rầy mang mầm bệnh tiếp xúc với cây lúa non dưới 30 ngày tuổi). Thời gian gieo sạ không kéo dài quá 2 tháng mỗi vụ. Nông dân phải dành thời gian ít nhất 3 tuần giữa 2 vụ lúa để cày ải phơi đất, cách ly mầm bệnh. Phải theo dõi, đếm và tính toán mật số rầy hàng ngày, sử dụng số liệu bẫy đèn của địa phương làm cơ sở để định ra thời điểm gieo sạ. Mỗi giống lúa không vượt quá 15-20% trong cơ cấu giống lúa tại địa phương (nhằm làm chậm sự thích nghi của rầy nâu, tránh bùng phát dịch rầy). Ngoài ra, cần áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng” để giảm chi phí giá thành, giảm áp lực của nhiều loại sâu bệnh gây hại khác, đồng thời giúp tăng năng suất và chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Đối với những vùng đất không có điều kiện gieo sạ trực tiếp mà phải cấy thì áp dụng quy trình kỹ thuật gieo mạ mùng, được thực hiện như sau: Để đủ mạ cấy trên 1ha ruộng, cần chọn 30kg giống ngâm nước 36 giờ, ủ 36 giờ. Khi giống nảy mầm tốt thì đem gieo sạ trên sân rộng 100m2. Trước lúc gieo, trải nylon lên bề mặt của sân và lấy đất bùn, mùn xơ dừa, phân DAP trộn lẫn. Sau khi gieo xong, rải xơ dừa nguyên chất lấp hạt lúa và giăng mùng ngay. Chỉ cần giăng mùng vào ban đêm. Mỗi ngày tưới nước 1 - 2 lần (tùy thời tiết) cho đến lúc đưa mạ ra ruộng cấy. Khi gieo được 13 - 14 ngày thì đưa mạ ra ruộng cấy. Cây mạ lúc đó hoàn toàn sạch bệnh. Khi rầy di trú vừa kết thúc thì mạ đã được cấy, giai đoạn này mạ phát triển rất nhanh. Đến đợt rầy di trú lần thứ 2 thì lúa phát triển trên 40 ngày tuổi. Trong giai đoạn này lúa có khả năng chống chịu hoàn toàn đối với bệnh VL -LXL.
Ngoài ra, nông dân nhiều địa phương cũng áp dụng phương pháp quản lý dịch hại theo hướng thân thiện với môi trường, giảm dùng thuốc hóa học. Mô hình né rầy ở Cai Lậy (Tiền Giang) đã cho thắng lợi lớn trong 3 năm liền.
Tại Sóc Trăng, các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công chế phẩm sinh học nấm trắng (Beauveria sp), nấm xanh (Metarhizium sp) để trừ rầy nâu; dùng chế phẩm sinh học Amio-50 để làm tăng tính kháng của cây lúa đối với bệnh do vi-rút thay vì dùng thuốc hóa học trên diện rộng như trước đây. Hiện nay một số tỉnh như Trà Vinh, An Giang, TP Cần Thơ cũng đã dùng chế phẩm sinh học thành công trong quản lý dịch hại rầy nâu.
Từ kết quả các mô hình phòng trừ dịch rầy nâu, bệnh VL-LXL được thực hiện lặp lại nhiều vụ lúa trên diện rộng, Cục Bảo vệ thực vật đã xác định hướng chỉ đạo phòng chống dịch theo các biện pháp: gieo sạ đồng loạt né rầy, theo dõi điều kiện sinh thái, quản lý đồng ruộng để đưa ra biện pháp đúng và tổ chức cộng đồng nông dân tự quản lý dịch hại trên đồng ruộng.
Nguồn kinhtenongthon.com.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...