Sử dụng bảng số màu lá lúa

Về kỹ thuật

 

alt 

alt

  • Về kỹ thuật  Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm
  • Về kinh tế: Giảm chi phí
  • Về thực hành: Đơn giản, dễ làm
  • Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Cách sử dụng

1. Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu cầu đạm (N) trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông. Dựa trên cơ sở nhu cầu đạm (N) của cây và khả năng đáp ứng của đất. Góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây, đồng thời giảm tác hại đến môi trường do không có lượng đạm (N) dư thừa trong đất và nguồn nước.

2. Đối với các giống lúa “chậm đáp ứng” với phân đạm, có màu lá xanh nhạt (mã tranh) nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm N cho lúa. Đối với các giống lúa “nhạy cảm”, đáp ứng nhanh với phân đạm, có màu lá xanh đậm và mau đổi màu khi có bón phân đạm, nên dùng dãy màu số 4 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.

3.      Thời gian so màu thích hợp đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày hiện nay là mổi tuần một lần (kể từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ). Thời điểm so màu tốt nhất là 8:30-9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời gian như nhau cho mổi lần so màu. Ngoài ra, không nên so trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời mà nên dùng nón hoặc thân người che tia sáng tới trực tiếp. Vì góc độ tia sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân biệt màu sắc của người đo.

 

Một số lưu ý khi áp dụng Bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa

  • Bón phân đạm (N) theo màu lá thường có số bông trên đơn vị diện tích bị hạn chế do sinh trưởng trong giai đoạn đầu kém, lúa nở bụi ít, nhất là trên đất nghèo đạm (N). Do đó, bón bổ sung 20-25 kg N/ha trong giai đoạn 10 ngày sau khi sạ, sau đó áp dụng bảng so màu lá để bón đạm (N) sẽ cho hiệu quả cao hơn.
  • Hiệu quả của phân đạm (N) chỉ có thể phát huy cao nhất trên nền đầy đủ và cân đối với phân lân và kali.

+ Trên đất phù sa không phèn có thể bón nền 30-60 kg P2O5 /ha.

+ Trên đất phèn có thể bón nền 45-90 kg P2O5 /ha

  • Để tăng cường tính chống chịu sâu bệnh và ngã đổ có thể bón thêm 30 kg K2O/ha (chia làm 2 lần: vào 10 ngày sau khi sạ và 18-20 ngày trước khi trổ), nhất là trên đất thâm canh 2-3 vụ lúa liên tục nhiều năm.

Hàm lượng phân bón sử dụng

Bón bao nhiêu phân đạm ?

Lúa cấy

    Dưới 21 ngày

    22-49 ngày

    50 ngày -> trổ

Mùa khô

   65 kg/ha

   100 kg/ha

   65 kg/ha

Mùa mưa

   45 kg/ha

   65 kg/ha

   45 kg/ha

Lúa sạ

   Dưới 28 ngày

   29-56 ngày

   57 ngày -> trổ

Mùa khô

   65 kg/ha

   100 kg/ha

   65 kg/ha

Mùa mưa

   45 kg/ha

   65 kg/ha

   45 kg/ha

alt 

> Sạ

> Giai đoạn nảy chồi

> Giai đoạn vươn lống & làm đồng

> Giai đoạn trổ

> Giai đoạn chín