Home Kỹ thuật trồng trọt Cây lúa Giống lúa “sống chung với lũ”
Giống lúa “sống chung với lũ”
Một giống lúa mới có khả năng sống sót lâu ngày trong điều kiện ngập úng hứa hẹn có thể cứu hàng triệu người trên thế giới khỏi nguy cơ chết đói
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Lúa là nguồn thực phẩm chính của hơn một nửa dân số thế giới. Nhưng với tình hình thời tiết diễn biến bất thường cộng thêm xu hướng mực nước biển dâng cao, lũ lụt đã và đang trở thành nguyên nhân chính gây mất mùa, nhất là ở các quốc gia Nam Á như Bangladesh và Ấn Độ. Ước tính mỗi năm, lũ lụt gây thiệt hại khoảng 4 triệu tấn lúa, lượng lương thực đủ nuôi sống khoảng 30 triệu người. Vì thực trạng này, giáo sư Pamela Ronald chuyên nghiên cứu bệnh cây trồng ở Đại học California-Davis (Mỹ) cùng các cộng sự ở Đại học California-Riverside và Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philippines hợp tác nghiên cứu giống lúa có khả năng sống sót trong điều kiện ngập lụt. Thành tựu trên được cho có thể cứu hàng triệu người khỏi cảnh thiếu ăn.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Tuy là loại cây cần nước nhưng nếu bị ngập sâu dưới nước trong thời gian dài, cây lúa sẽ chết - trung bình sau 3 ngày bị ngập úng hoàn toàn. Nguyên nhân là do cây thiếu khí CO2, ánh sáng và qui trình trao đổi chất bị hủy hoại hoàn toàn. Tình trạng ngập úng cũng triệt tiêu chất diệp lục, yếu tố quan trọng trong quá trình cây quang hợp. Và cho dù cây có thể sống sót thì trữ lượng đường trong hạt lúa cũng không còn.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Cách đây 13 năm, David Mackill ở IRRI phát hiện gien chịu lụt trong một giống lúa Ấn Độ có năng suất thấp. Ông gửi thông tin này cho giáo sư Pamela. Sau đó, bà phân lập ra gien có tên Sub 1 và nghiên cứu tạo ra những giống lúa bình thường nhưng có khả năng chịu ngập sâu trong nước đến 17 ngày. Nhóm ứng dụng phương pháp “tạo giống chính xác” - đưa gien đặc trưng vào những loại cây không chứa các gien khác. Bằng kỹ thuật này, cách đây 3 năm, các nhà khoa học đã đưa giống lúa chứa gien Sub 1 vào trồng thử nghiệm ở <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Bangladesh</st1:place></st1:country-region> và Ấn Độ, hai quốc gia thường bị mất mùa do ngập lụt. Cuộc thử nghiệm cho kết quả mỹ mãn. “Thật tuyệt vời. Nông dân thu hoạch với năng suất tăng 4-5 lần nhờ giống lúa chịu lụt. Họ có thể trồng và thu hoạch theo phương pháp thông thường trong khi hương vị của hạt gạo thì ngon tương đương các giống lúa khác. Mặt khác, nhà nông còn có thêm thực phẩm để dùng và bán nhằm tăng thu nhập cho gia đình”, giáo sư Pamela cho biết. Trong một báo cáo đăng trên trang web IRRI, Mackill cũng cho rằng giống lúa này có tiềm năng rất lớn. “Tại Bangladesh, quốc gia có 20% diện tích đất trồng lúa bị ngập lụt và thường xuyên hứng chịu nhiều trận lũ lớn mỗi năm, các giống lúa chịu lụt hứa hẹn có thể làm nên cuộc cách mạng lớn nhằm đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực ở quốc gia Nam Á này”, Mackill nêu ví dụ.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Dự đoán giống lúa chịu lụt sẽ đến tay nông dân ở <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Bangladesh</st1:country-region></st1:place> và Ấn Độ trong vòng 2 năm nữa. Với công trình lai tạo giống lúa chịu ngập, nhóm của giáo sư Pamela vinh dự được Bộ Nông nghiệp Mỹ trao tặng một trong những giải thưởng nghiên cứu cao quý nhất vào cuối năm 2008. Pamela cho biết bà và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu phát triển những giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn và kháng sâu bệnh.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: right" align=right><CITE><I style="mso-bidi-font-style: normal"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; COLOR: black">Theo: www.congnghemoi.com.vn</SPAN></I></CITE><I style="mso-bidi-font-style: normal"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; COLOR: black"><o:p></o:p></SPAN></I></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: right" align=right><I style="mso-bidi-font-style: normal"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; COLOR: black"><o:p> </o:p></SPAN></I></P>
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập