Home Kỹ thuật trồng trọt Cây lúa Lúa mùa sạ gởi lúa hè thu - một kiểu canh tác độc đáo
Lúa mùa sạ gởi lúa hè thu - một kiểu canh tác độc đáo
Trong quá trình canh tác lúa, người nông dân với kinh nghiệm thực tế trên đồng ruộng của mình sẽ tự tìm tòi tìm ra những biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, xã hội của địa phương. Đó là những kiến thức kỹ thuật bản địa mà các nhà khoa học trên thế giới gọi là “indigenous technical knowledge”. Những kiến thức bản địa này đứng vững trên địa bàn theo thời gian và ngày càng chứng minh tính khoa học của nó, góp phần vào việc xây dựng hệ thống canh tác bền vững nhằm bảo vệ môi trường. Biện pháp canh tác lúa “sạ gởi” của nông dân một số vùng của tỉnh Bạc Liêu là một điển hình về loại kiến thức kỹ thuật bản địa này.
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Sạ gởi có nghĩa là sạ lúa mùa gởi vào trong ruộng sạ lúa ngắn ngày mà không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa ngắn ngày và cả lúa mùa; lúa mùa có thể tranh thủ được đất đai, thời vụ, phân bón, chăm sóc, tưới nước… của lúa ngắn ngày. Sau khi lúa ngắn ngày thu hoạch rồi thì nông dân tiến hành chăm sóc lúa mùa cho đến khi thu hoạch.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Bà con cho biết không rõ biện pháp canh tác lúa sạ gởi này bắt đầu từ lúc nào và ở đâu, nhưng có lẽ bắt đầu từ lâu lắm rồi. Hiện nay bà con tiếp tục duy trì và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa. Đồng thời nếu biết cách khai thác thêm thì kết quả tổng hợp trên đồng ruộng sạ gởi này của nông dân còn cao hơn.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Lúa mùa sạ gởi trên lúa ngắn ngày nhưng cả hai vụ lúa đều là vụ chính vì thu hoạch ở hai thời điểm khác nhau; lúa mùa không gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng lúa ngắn ngày, nhất là về mặt năng suất. Lúa mùa bà con thường sạ gởi là giống lúa mùa Tài Nguyên hoặc các giống khác có cùng thời gian sinh trưởng, năng suất và phẩm chất gạo cao.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Giống lúa hè thu là các giống ngắn ngày như OM 2517, OM 2514, OM 4498, OM 6162, <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:place w:st="on">OM</st1:place> 6073… Lúa hè thu sạ vào khoảng tháng 4 âm lịch. Mật độ sạ lúa hè thu khoảng 20 kg/công tầm lớn (1.300 m2) trộn với khoảng 2 kg giống Tài Nguyên mùa cùng ngâm ủ và sạ chung một lần.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Nông dân chăm sóc lúa hè thu bình thường, cho đến khi thu hoạch lúa hè thu thì cắt luôn phần thân lá xanh của lúa Tài Nguyên và chừa lại phần gốc (lúa chét). Sau cắt vài ngày dùng trục nhẹ trục một lượt sục bùn, tạo kích thích cho lúa mùa bén rễ, đâm nhiều lóng. Sau trục 10 ngày tỉa những bụi lúa Tài Nguyên mùa dặm vá đảm bảo mật độ 12 cây/tầm 3 mét. Bón thúc khoảng 10 kg DAP cộng với 5 kg urê/công tầm lớn, kết hợp phun xịt thuốc phòng ngừa rầy nâu, bệnh đạo ôn là hai loài chính phá hại trên lúa mùa. Bón thúc lần 2, cũng là lần cuối lúc lúa mùa có đòng đòng (tim đèn) với 10 kg kali cộng với 5 kg urê cho đến khi thu hoạch.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Sau thu hoạch lúa hè thu thường vào khoảng tháng 7 âm lịch, bà con nông dân tiếp tục chăm sóc lúa mùa Tài Nguyên sạ gởi. Lúa mùa sẽ trổ bông vào tháng 11 và cho thu hoạch vào tháng 12 âm lịch.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Hiệu quả kinh tế tổng hợp sản xuất hai vụ lúa của nông dân áp dụng biện pháp canh tác “sạ gởi” lúa mùa vào lúa hè thu ở đây cho lợi nhuận cao hơn so với sản xuất hai vụ lúa ngắn ngày tách biệt. Đó là chưa kể lợi nhuận tiết kiệm được do chỉ làm đất một lần, tiết kiệm phân bón, nước tưới, công chăm sóc…<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Ở Bạc Liêu, biện pháp canh tác sạ gởi lúa mùa Tài Nguyên vào lúa hè thu phổ biến ở các huyện Giá Rai, Hòa Bình và Vĩnh Lợi. Riêng xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai năm 2008, diện tích canh tác kiểu này là 104 ha. Số liệu chúng tôi chưa nắm được cụ thể cho toàn bộ các huyện này nhưng chắc chắn là hàng ngàn ha. Nếu kết hợp các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả sản xuất lúa sạ gởi còn cao hơn.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Một điều đáng lưu ý là hiện nay diện tích hàng ngàn ha canh tác lúa sạ gởi ở các huyện nói trên sau khi thu hoạch lúa mùa từ tháng 12 âm lịch cho đến tháng 4 âm lịch năm sau (lúc sạ lúa hè thu gởi lúa mùa vụ tiếp) là khoảng 4 tháng bà con chưa tìm ra mô hình cây trồng thích hợp để cho thêm thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-INDENT: 0.5in; TEXT-ALIGN: justify"><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt; FONT-FAMILY: Arial">Vì vậy, với ý tưởng xây dựng một mô hình cây màu luân canh (bắp lai, đậu nành…) trên chân đất lúa này, Trung tâm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp với Sở khoa học công nghệ tỉnh Bạc Liêu cùng địa phương đang thử nghiệm mô hình bắp lai và đậu nành luân canh với lúa canh tác sạ gởi nhằm xây dựng một hệ thống canh tác luân canh gồm lúa ngắn ngày - lúa mùa (sạ gởi) - cây màu thích hợp và bền vững để áp dụng cho nông dân trong vùng.<o:p></o:p></SPAN></P>
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt; TEXT-ALIGN: right" align=right><EM><SPAN style="FONT-SIZE: 10pt">Theo Web báo Khoa hoc Phổ Thông<o:p></o:p></SPAN></EM></P>
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập