Sản xuất lúa phải thích ứng biến đổi khí hậu

Đó là ý kiến kết luận của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại Hội thảo khoa học: Cây lúa Việt Nam do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức trong khuôn khổ Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ I năm 2009.

Thứ trưởng nhấn mạnh, ĐBSCL là vựa lúa của cả nước nhưng cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân vì sao đại đa số người trồng lúa của ta hiện nay vẫn nghèo dù Việt Nam đã trở thành cường quốc XK gạo lớn thứ 2 thế giới, đó là sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân quá ít đất để sản xuất và khâu tiêu thụ lúa còn nhiều bất cập. Ông cho rằng, cây lúa Việt Nam chỉ có thể “đứng vững” khi đời sống của người trồng lúa được nâng cao. Thu nhập thấp thì sẽ không còn động lực để nông dân bám ruộng. Hiện nay, ở nhiều vùng nông thôn thanh niên đã bỏ ra thành thị kiếm sống, chỉ còn người già làm ruộng. Một khi nông dân đã chán ruộng thì ngay cả vấn đề an ninh lương thực cũng khó đảm bảo chứ đừng nói gì đến xuất khẩu.

biến đổi khí hậu gây ra, do đó, ngay từ bây giờ cần phải nghiên cứu tìm ra các giống lúa, phương pháp canh tác phù hợp với hiện tượng mang tính toàn cầu này.

Hội thảo Cây lúa Việt Nam là 1 trong 4 cuộc hội thảo khoa học quan trọng tại Festival lần này và đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và đông đảo bà con nông dân.

Theo TS. Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam thì sản xuất lúa của chúng ta đang phải đối đầu với rất nhiều nguy cơ, thách thức lớn như: Diện tích đất canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, dịch bệnh ngày càng gia tăng và tác động của biến đổi khí hậu. Về dịch bệnh thì nguy hiểm nhất hiện nay vẫn là rầy nâu và bệnh VL, LXL. Trong lịch sử sản xuất lúa của Việt Nam, chưa từng có đối tượng gây hại nào lại gây ra nhiều tác hại như rầy nâu. Đã từng có thời điểm Chính phủ phải huy động cả máy bay để phun hóa chất diệt trừ. Và hiện nay là thành lập BCĐ để đối phó với chúng. Còn về biến đổi khí hậu thì giải pháp khả thi nhất hiện nay vẫn là tìm ra các giống lúa có tính thích nghi cao, nhất là chống chịu mặn tốt.

“Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay đối với ngành nông nghiệp là phải đảm bảo an toàn lương thực và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Song song đó là nâng cao thu nhập cho người trồng lúa” - TS. Bửu nhấn mạnh.

sanxuatlua.jpg

Thu hoạch thủ công là nguyên nhân chính gây ra thất thoát lớn.

Vấn đề thu hẹp sự chênh lệch về năng suất lúa giữa các vùng miền, nông dân với nhau cũng được khá nhiều đại biểu quan tâm. Theo kết quả điều tra thì mức chênh lệch trung bình giữa nhóm nông dân sản xuất giỏi và nông dân bình thường là 1,1 tấn/ha. Nếu thu hẹp được khoảng cách này thì tổng sản lượng lúa sẽ tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, việc giảm thất thoát sau thu hoạch cũng là mối quan tâm của các đại biểu. Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), tỷ lệ thất thoát hiện nay là rất lớn, trung bình từ 11 - 13% (tùy theo mùa vụ), tập trung chủ yếu ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, xay xát và chế biến. Ngoài tổn thất về số lượng, còn bị sụt giảm đáng kể về chất lượng nông sản, dẫn đến giá trị thương phẩm cũng bị giảm theo từ 10 - 20%.

Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, trong khi đó việc áp dụng cơ giới hóa nhiều nơi còn chậm. Để giải quyết vấn đề này thì ngoài việc đầu tư nghiên cứu chế tạo máy móc, cần phải mở rộng diện tích sản xuất như hợp tác hóa, tạo điều kiện cho nông dân tích tụ đất đai… Song song đó là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn.

Về giống lúa, nhiều đại biểu cho rằng ngoài các giống lúa thuần cũng cần tập trung nghiên cứu phát triển các

của lúa lai là phải lai tạo giống từng vụ nên lượng giống không nhiều, giá thành cao. Những năm gần đây chúng ta đã lai tạo thành công nhiều giống lúa lai với những ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, có tính chống chịu tốt được nông dân trồng ở nhiều nơi. Tuy nhiên, hiện diện tích lúa lai vẫn còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 700.000 ha/năm. Cái khó

 

giống lúa lai. Theo PGS.TS Nguyễn Trí Hoàn (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) thì cây lúa lai đã có mặt trên thế giới nhiều năm qua. Còn ở Việt Nam bắt đầu trồng lúa lai từ năm 1992 và chủ yếu là các giống lúa nhập từ Trung Quốc.

PGS.TS Dương Văn Chín - Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL chỉ ra rằng, yếu kém lớn nhất trong sản xuất lúa của chúng ta hiện nay là ở khâu công nghệ. Đơn cử như nước láng giềng Thái Lan, hầu như quy trình sản xuất lúa của họ đều được khép kín bằng máy móc. Còn công đoạn chế biến, bảo quản đều có khu tập trung riêng và họ “nâng niu từng hạt lúa”. Trong khi đó, ta làm thủ công, lúa rơi vãi, hay phơi trên đường bị xe cán nát nhưng hầu như chẳng ai quan tâm, ngay cả chính những nông dân đã vất vả suốt mấy tháng trời làm ra hạt lúa đó.

Theo PGS.TS Dương Văn Chín, để cây lúa Việt Nam phát triển bền vững thì nhất thiết phải có sự liên kết từ khâu sản xuất đến chế biến xuất khẩu. Các công ty kinh doanh gạo cần chọn cho mình một số giống lúa để hợp tác với nông dân phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu riêng. Cần thiết thì đặt hàng các nhà khoa học lai tạo ra những giống lúa với những phẩm chất gạo mà mình mong muốn. Đây chính là cách mà các nước sản xuất lớn, cũng như Cty kinh doanh gạo uy tín trên thế giới thường làm và họ đã thành công.

Nguồn www.nongnghiep.vn