Các biện pháp khắc phục sự thoái hóa giống lúa
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng là do chất lượng giống. Chất lượng giống chính là độ đồng đều, độ di truyền của giống. Tuy nhiên giống có duy trì và giữ được độ thuần hay không còn tùy thuộc vào điều kiện canh tác cũng như yếu tố môi trường mà cây lúa phải gánh chịu.
1/ Về giống:
- Chọn các giống có độ thuần tốt, có nguồn gốc rõ ràng, tên giống, cơ quan sản xuất, hạn sử dụng, người sản xuất phải ghi rõ ràng để có điều kiện kiểm tra lại khi giống không đạt yêu cầu.
- Sau hai vụ sản xuất thì nên thay giống khác trên nền đất đó và nên mua những giống mới ở các cơ sở có uy tín như các viện nghiên cứu, trung tâm giống các tỉnh...
Trên một cánh đồng không nên trồng nhiều giống khác nhau để tránh giao tạp ( lưu ý không nên trồng một giống quá 20 % diện tích ).
Chất lượng lúa giống do các cơ sở sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn như:
+ Giống nguyên chủng: Độ sạch tối thiểu 99%, tạp chất tối đa 1%, hạt giống lẫn có thể phân biệt được 0,05%, hạt cỏ tối đa 5 hạt/Kg, tỉ lệ nẩy mầm 98%, độ ẩm hạt 13,5%.
+ Giống xác nhận: Độ sạch tối thiểu 99%, tạp chất tối đa 1%, hạt giống lẫn có thể phân biệt được 0,25%, hạt cỏ tối đa 10 hạt/Kg, tỉ lệ nẩy mầm 95%, độ ẩm hạt 13,5%.
2/ Về biện pháp canh tác:
- Làm vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi xuống giống, dọn sạch lúa chét trên nền lúa củ.
- Cày bừa trực đất thật kỹ, san ruộng bằng phẳng cho hạt lúa củ vùi xuống tần đất sâu sẽ không nẩy mầm được.
- Gieo sạ với mật độ vừa phải, nên gieo theo hàng để dễ kiểm soát lúa lẫn.
- Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại thật tốt, đáp ứng đủ nhu cầu về nước, dinh dưỡng cho cây lúa.
- Khử lẫn: Sau khi lúa trổ đều Thì tiến hành khữ lẫn, cắt tận gốc những bụi lúa có ngoại hình khác với quần thể như cao hơn, thấp hơn, kiểu lá kiểu bông, màu sắc bông khác thường, trước khi thu hoạch cần tiến hành khử lẩn một lần nữa.
3/ Khâu thu hoạch và sau thu hoạch:
- Thu hoạch đúng độ chín, khi cây lúa có 90% số hạt/bông chín thì thu hoạch là vừa.
- Máy tuốt lúa, máy quạt lúa cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện.
- Quét sạch sân phơi, máy sấy lúa trước khi phơi sấy lúa, rũ sạch bao bì trước khi đựng lúa.
Trên đây là những biện pháp khắc phục lúa bị lẫn và dẫn đến thoái hóa. Cơ bản là bà con nông dân cần chú ý nguồn lúa giống mua phải rõ ràng, trước khi gieo sạ cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, công tác nầy sẽ khử được mầm bệnh và lúa củ còn lại, đặc biệt là lúa cỏ. Kiểm soát thật kỹ khi thu hoạch, sân phơi mấy sấy, bao bì sẽ hạn chế được rất nhiều sự lẫn giống và sẽ giảm được sự thoái hóa giống lúa.
Theo: http://sonongnghiep.haugiang.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...