Antracol 70WP góp phần phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ lúa
Hiện nay, trên nhiều diện tích trồng lúa vụ mùa 2009 ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ. Đây là một bệnh sinh lý (không truyền nhiễm) thường thấy trên cây lúa với đặc điểm triệu chứng cơ bản sau:
+ Trên cây lúa lá vàng dần từ dưới gốc lên trên.
+ Trên mỗi lá, chót lá lúa vàng dần, rồi vàng cả lá sau đó chuyển sang màu nâu đỏ, lá khô cứng.
+ Cây lúa cằn cọc, bộ phận rễ mất màu trắng, chuyển dần sang màu nâu rồi màu đen, rễ thối chết.
+ Bệnh nặng cây lúa bị chết lụi từng đám lớn.
+ Bệnh vàng lá, thối rễ thường thấy phổ biến ở những vùng đất chua, đất trũng ngập úng, đặc biệt trên những vùng đất thiếu kẽm (Zn++) và kali (K+). Hậu quả của bệnh vàng lá, thối rễ là cây lúa sinh trưởng kém, cằn cọc, yếu chống chịu dẫn đến cây lúa dễ bị các loài nấm bệnh và vi sinh vật khác gây hại như bệnh tiêm lửa, đốm nâu, khô vằn…
Nguyên nhân cơ bản của bệnh vàng lá thối rễ lúa là do đất thiếu oxy cung cấp cho bộ rễ lúa phát triển, trong đất bị tích tụ nhiều khí độc như H2S, SO2, C02… đồng thời đất thiếu một số khoáng chất cần thiết như: kẽm, kali… Tình trạng thiếu oxy kéo dài kèm theo sự tích tụ nhiều khí độc trong đất và thiếu khoáng chất là do chịu ảnh hưởng của một số nhân tố như sau:
*Đất ruộng ngập nước ứ đọng lâu ngày dẫn đến tình trạng đất bị yếm khí nặng, trong đất tích tụ nhiều khí độc như SO2, H2S, CO2...
*Do đất bị ngộ độc hữu cơ: Đất chứa nhiều chất hữu cơ chưa phân huỷ hoặc ruộng bón nhiều phân hữu cơ, phân xanh chưa hoại mục.
*Do cấu tượng đất (thành phần lý hoá) không phù hợp với sự sinh trưởng của cây lúa: Đất sét, đất thịt nặng, đất quá chặt.
*Do đất thiếu một số nguyên tố đa lượng, vi lượng, đặc biệt là thiếu kali và kẽm. Đây là những khoáng chất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học trên thế giới cho thấy: Hầu hết đất trồng lúa và rau màu của các nước trên thế giới trong đó có nước ta đều thiếu kẽm (Zn++), một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và khả năng chống chịu của cây trồng. Bổ sung vi lượng kẽm cho cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung là một giải pháp tích cực để giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt hơn (đặc biệt bộ rễ cây lúa) khắc phục triệu chứng vàng lá, thối rễ lúa.
Hiện nay, để khắc phục bệnh vàng lá thối rễ nhiều địa phương đang tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như:
+ Cải tạo ruộng chua, ruộng trũng và áp dụng hàng loạt các kỹ thuật canh tác để giải toả tình trạng yếm khí, cung cấp nhiều oxy cho đất như: Tháo cạn nước, phơi ải, làm cỏ sục bùn, bón vôi, bón phân chuồng hoại mục…
+ Tất cả các biện pháp kỹ thuật canh tác trên là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ có thể thực hiện thuận lợi trong những giai đoạn đầu của quá trình trồng lúa. Hiện tại, cây lúa vụ mùa ở nhiều địa phương nước ta đang ở giai đoạn đòng-trổ. Do đó việc tháo cạn nước nhiều lần trên ruộng là việc làm không dễ dàng chưa nói còn liên quan đến việc phòng chống rầy hại lúa. Vì vậy để góp phần khắc phục khó khăn trên một giải pháp tích cực có hiệu quả trong việc hạn chế bệnh vàng lá, thối rễ hiện nay là sử dụng thuốc Antracol 70WP của công ty Bayer (Cộng hoà liên bang Đức).
Kết quả thực nghiệm ở nhiều địa phương trong cả nước (phía
Phun Antracol với liều lượng 1kg/ha thuốc thương phẩm là bổ sung 150g kẽm tinh khiết cho cây lúa. Antracol 70WP là loại thuốc trừ nấm phổ rộng, phòng trừ được nhiều loại nấm hại trên cây lúa, rau màu và cây ăn quả. Thuốc rất an toàn với cây trồng, phun được ngay cả giai đoạn ra hoa, có tác dụng vảo vệ cây sạch bệnh, dưỡng lá, nuôi đòng, giúp cây lúa tăng năng suất và tăng phẩm chất gạo.
Bao Nong Nghiep Viet
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...