7 giải pháp quản lý bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa
Thời gian qua, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL - LXL) trên lúa gây thiệt hại khá lớn cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long, có nơi diện tích bị thiệt hại lên đến 80 - 90%. Rầy nâu là tác nhân trung gian làm lây lan bệnh. Nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh này đối với sản xuất lúa còn rất lớn. Xin giới thiệu với bà con biện pháp quản lý loại dịch bệnh này.
Theo PGS. TS Phạm Văn Kim (Trường Đại học Cần Thơ), cơ chế lây bệnh VL – LXL của rầy nâu như sau: Rầy nâu lấy mầm bệnh từ cây lúa bị bệnh truyền cho cây lúa khỏe. Thời gian lấy mầm bệnh từ cây lúa mắc bệnh ngắn nhất là 1 giờ thì sẽ có 30% số cây lúa mắc bệnh, nếu thời gian lấy mầm bệnh trên 2 giờ thì tỷ lệ cây lúa khỏe bị nhiễm bệnh sẽ là 100%. Cùng một lúc, rầy nâu có thể mang trong cơ thể 2 loại vi-rút bệnh VL – LXL nên bụi lúa nào bị rầy nâu chích sẽ bị cả 2 loại bệnh.
Bệnh lùn xoắn lá (Rice ragged stunt virus) có biểu hiện: bụi lúa bị lùn, vẫn giữ màu xanh dù đã đến thời kỳ thu hoạch. Chóp lá xoắn lại và rách dọc theo bìa, cây đâm chồi ở đốt phía trên. Gân lá sưng to, bông lúa trổ không thoát khỏi bẹ, hạt lúa bị lửng và lép, năng suất giảm 80%.
Bệnh vàng lùn (Rice grassy stunt disease): lá lúa ngả màu vàng cam. Chồi lúa bị lùn hoặc cả bụi lúa chết rụi. Khi nhổ lên, rễ vẫn bình thường, không bị thối. Mức độ lúa lùn tùy vào thời gian nhiễm bệnh sớm hay muộn.
Để khống chế sự lây lan của rầy nâu và bệnh VL – LXL, bà con cần chú ý 7 giải pháp sau:
Thời vụ: Xuống giống đồng loạt theo lịch của cơ quan chức năng. Tốt nhất là xuống giống khi rầy nâu vào bẫy đèn với mật độ cao nhất. Thời gian giữa vụ lúa này sang vụ kế tiếp cách nhau ít nhất 1 tháng. Bà con nên chuyển sang trồng một vụ cây màu để bẻ gãy chuỗi thức ăn của rầy.
Trong thời kỳ lúa còn nhỏ, nếu có nhiều rầy trưởng thành di trú thì cho nước vào ruộng sớm. Cho nước ngập hết phần thân lúa, chỉ để hở lá và giữ nước trong 7-10 ngày để ngăn rầy hút nhựa cây, nước cũng sẽ làm hỏng trứng rầy.
Vệ sinh đồng ruộng: Dọn sạch cỏ bờ, phát sạch gốc rạ, vùi lúa còn sót lại và đốt đồng không cho lúa chét phát triển, diệt các loài ký chủ phụ của rầy nâu như lá hoang, cỏ gấu, cỏ lồng vực. Vào mùa lũ, sau khi thu hoạch lúa hè thu nên trục nhấn ruộng ngay.
Sử dụng các giống lúa kháng rầy như OMCS 2000, OM4498, OM576...
Mật độ sạ: Nên sử dụng máy sạ lúa theo hàng, lượng giống 100-120kg/ha. Bón đạm, lân và kali cân đối, không nên bón dư đạm vì sẽ làm cây lúa yếu, giảm sức đề kháng và dễ thu hút rầy.
Tiêu huỷ ruộng lúa bị bệnh: Những ruộng lúa đã nhiễm bệnh trên 30% thì nên tiêu hủy (nếu lúa chưa đến 45 ngày) bằng cách phun thuốc triệt sinh cho lúa chết hoặc trục nhấn vùi toàn bộ thân lá lúa xuống bùn. Nếu nhiễm mật độ thấp thì nên nhổ bỏ và vùi xuống sình những bụi lúa bị bệnh để tránh lây lan, phun trừ rầy nâu triệt để, bón phân chăm sóc hợp lý để bù đắp năng suất.
Dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt rầy: Sử dụng nhóm thuốc chống lột xác, chủ yếu ở giai đoạn rầy cám như Diffluent, Butyl, Applaud, Mapjudo.
Nhóm thuốc tiếp xúc, độc xông hơi như: Hopkill, Bassa, Vibasa, Vimipe..., áp dụng trên ruộng có nhiều rầy trưởng thành với mật độ cao.
Hỗn hợp thuốc chống lột xác và tiếp xúc hoặc lưu dẫn nếu có nhiều tuổi rầy trên ruộng: Appluad-Bassa, Panalty 40WP, Disara 10WP...
Biện pháp sinh học: Thả vịt con 4-5 tuần tuổi vào ruộng lúa cho chúng ăn rầy, khoảng 100-150 con/ha; nuôi cá mè Vinh, rô phi trong ruộng; bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa, kiến ba khoang, bọ xít mù xanh, nhện lycosa, các loài ong ký sinh, nấm và vi khuẩn có ích bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu có độc tính nhẹ và đúng cách.
Theo Web Kinh tế nông thôn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...