Cách khử trùng hạt thóc giống
Để khử trùng hạt giống, có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
Dùng nước nóng 54oC, hoà 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (2 sôi + 3 lạnh), lượng nước xử lý cần gấp 3-5 lần lượng thóc mới đảm bảo đủ nhiệt độ diệt nấm. Trước và sau khi cho thóc giống vào xử lý cần lấy nhiệt kế đo nhiệt độ, nếu chưa đủ 54oC cần cho thêm nước nóng vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lí 4-5 phút duy trì nhiệt độ 54oC mới đạt yêu cầu, biện pháp này phức tạp, khó thực hiện.
Dễ làm và thuận tiện hơn cả là dùng nước vôi trong 2 - 3%. Cách làm như sau: Dùng 2 - 3 lạng vôi cục hoặc 4 - 5 lạng vôi mới tôi trong khoảng 30 ngày trở lại, vôi tôi lâu thường bị hả, kém độ nồng. Hoà trong 10 lít nước, để lắng 3 - 5 phút chắt lấy 6- 7 lít nước vôi trong, ngâm được 1 - 7kg thóc giống. Nếu lượng thóc giống nhiều hơn phải dùng lượng vôi, lượng nước nhiều hơn. Thời gian ngâm nước vôi trong là 10 - 12 giờ.
Có thể dùng thuốc trừ nấm: CuSO4 (1-4%); Antracol; Daconil; Captan... nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Vụ xuân ngâm tiếp bằng nước lã 64 tiếng đối với lúa thuần (đủ 72 giờ cả nước thuốc và nước lã) và 24-36 tiếng đối với lúa lai (đủ 36-48 giờ cả nước thuốc và nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, hạt thóc giống no nước trông căng phồng nhìn thấy hình phôi mầm màu trắng ở đầu hạt thóc, cắn phần giữa hạt thóc thấy nội nhũ bở hơi cứng ở lõi. Đãi sạch hết nước chua, đem hạt giống ủ ấm nhiệt độ 28-32oC trong 35 - 40 giờ mở thăm, nếu ủ đủ nhiệt độ hạt giống sẽ nảy mầm "gai dứa" đem gieo là vừa. Ủ sơ sài trong vụ xuân những ngày rét đậm không đủ nhiệt độ, hạt chưa nảy mầm cần dấp thêm nước vùi sâu hơn trong đống rơm, rạ cho đủ nhiệt.
Nguồn www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...