Quản lý nước lúa ĐX giai đoạn thu hoạch
Phần lớn các giống lúa gieo trồng trong vụ đông xuân (ĐX) ở ĐBSCL có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày. Lúa được bắt đầu gieo trồng trong tháng 11, tháng 12. Khi gieo sạ được 30 ngày, cây lúa đã đẻ nhánh tối đa.
Tháo nước ra cho thật cạn ruộng trong vòng 10 ngày từ 30-40 ngày sau sạ ( NSS ) sẽ giúp cho các chất độc trong dung dịch đất theo nước thoát thủy di chuyển ra khỏi vùng rễ lúa. Các chất độc tích tụ trong đất dưới dạng khử như acid sulfidric (H2S) sẽ bị oxid hóa, bay hơi lên làm giảm ngộ độc cho cây lúa. Nếu ruộng đang cạn thì không nhất thiết nôn nóng bơm nước vào ngay.
Quan sát ống nhựa đóng trong ruộng cho đến khi mực nước trong ống xuống cách mặt đất 15 cm thì hãy bơm nước vào. Đất thoáng khi kích thích hệ thống rễ mới phát triển và chúng sẽ hấp thụ tốt chất dinh dưỡng lúc bón phân đón đòng và hạn chế lúa đỗ ngã. Không có nước mặt trong ruộng vào giai đọan này, giúp cho các lá ủ bên dưới khô lại, tạo môi trường tiểu khí hậu dưới gốc lúa thông thoáng, giảm sâu bệnh. Tưới luân phiên giữa ngập và khô giúp giảm chi phí tưới nước, năng suất lúa tăng cao, lợi nhuận gia tăng.
Việc xác định thời điểm bơm nước trở lại sau khi rút nước cạn là quan trọng. Quan niệm xưa cho rằng trồng cây lúa nước thì lúc nào trên mặt ruộng cũng có nước thì lúa mới tốt. Khoa học ngày nay đã chứng minh rằng điều đó không còn đúng nữa. Tưới luân phiên giữa ướt và khô xen kẻ thì cây lúa sinh trưởng tốt hơn và tiết kiệm được lượng nước tưới, giảm chi phí sản xuất.
Tuy nhiên có hai giai đoạn cần giữ nước ngập trên mặt ruộng cho an toàn là từ 10-20 NSS để cây lúa hấp thụ phân bón dễ dàng, đẻ nhánh tốt và ém không cho hạt cỏ dại mọc. Một giai đọan khác là đòng trỗ tức khoảng 40-60NSS, cây lúa cần rất nhiều nước do đó cũng nên giữ nước mặt cho chắc ăn. Gần đây, đối với cây lúa nước, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế đã nghiên cứu tìm ra một phương pháp mới, đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng để xác định giới hạn lượng nước thấp nhất còn giữ lại trong đất mà cây lúa vẫn hấp thụ được.
Cách sử dụng là dùng một ống nhựa cứng có bề dày từ 3 đến 4 mm, đường kính là 15cm, chiều dài ống là 30 cm. Hai phần ba của ống (20cm) được khoan các lỗ nhỏ bên hông, mỗi lỗ có đường kính khoảng 0,5-1 cm, lỗ này cách lỗ kia khoảng 5cm. Phần ống có khoan lỗ được chôn xuống đất. Chôn ống lúc 7 đến 10 NSS và móc hết đất sình trong ống ra cho đến tận đáy. Mỗi mảnh ruộng nên chôn được ba ống để lấy số liệu trung bình ba nơi thì tốt hơn là chỉ chôn một ống. Lúc 30 NSS, tháo nước ra cạn toàn bộ ruộng. Quan sát trong ống nhựa hàng ngày. Khi nào mực nước trong ống nhựa xuống sâu cách mặt đất ruộng 15cm thì bắt đầu bơm nước trở lại. Đối với vùng đất có sa cấu nhẹ, có cao trình cao thì rút nước khô dễ dàng. Ở vùng đất sét nặng thì thời gian nước vực xuống sâu lâu hơn.
Giai đoạn từ tượng khối sơ khởi ( 40-45 NSS) cho đến khi trổ đều thì cây lúa cần rất nhiều nước. Cần đảm bảo mực nước trong ruộng ngập khoảng 5- 7 cm khi bơm vào và quan sát không để bất cứ ngày nào mực nước trong ống xuống thấp hơn 15 cm cách mặt đất. Ngay cả khi mực nước trong ống chỉ xuống khoảng 10 cm cách mặt đất vào giai đoạn đòng trỗ, thì cũng nên bắt đầu bơm nước lại vào ngập ruộng để đảm bảo an toàn.
Vào giai đoạn lúa chín, cần rút nước cạn ruộng để lúa chín sớm và đồng đều. Ngày thu họach được xác định là lúc bông cái trong bụi lúa có 85% số hạt trên bông có vỏ trấu chuyển sang màu vàng. 15% số hạt ở cây bông, vỏ trấu vẫn còn màu xanh nhưng đã chín sinh lý, phôi nhũ đã cứng, vẫn cho hạt gạo tốt. Trung bình lúc 10 ngày trước khi thu hoạch, cần tháo nước cạn toàn bộ ruộng để giúp lúa chín đều, nền đất cứng giúp thu họach và vận chuyển lúa hạt dễ dàng, nhất là thu họach bằng máy gặt đập liên hợp.
Ở vùng đất sét nặng, nhiều chất bã hữu cơ, lầy thụt, nên bắt đầu rút cạn ruộng khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch. Nếu quanh ruộng có mương nuôi cá thì cũng nên tát cạn mương bắt cá luôn để cho ruộng mau khô. Không nên giữ nước trong mương vì như vậy chỗ trũng trong ruộng sẽ không cạn, máy móc hoạt động dễ bị sa lầy, máy di chuyển ngang mương từ ruộng này sang ruộng khác khó khăn. Ở những vùng đất giồng cát, phù sa cổ, ven chân núi, phù sa ven bờ sông lớn có sa cấu nhẹ, nên rút nước khoảng một tuần trước khi thu hoạch vì ruộng khô rất nhanh.
Nguồn www.nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...