Phơi lúa trong lều
ĐBSCL đang ở đỉnh cao mùa mưa lũ, mưa xảy ra hàng ngày và nhiều lần trong ngày. Bà con nông dân nơi đây cũng đang bước vào việc thu hoạch lúa vụ 3. Việc làm khô lúa rất vất vả và nặng nhọc, nhất là khi đang phơi lúa mà gặp mưa.
Việc cào quét, gom đống lại khi mưa và lúc chiều tối để đậy lại tốn rất nhiều công sức mà có khi lúa vẫn bị ướt. Vào những ngày này, dịch vụ sân phơi, lò sấy hoạt động suốt ngày đêm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu làm khô lúa cho bà con. Đa số các hộ nông dân khi thu hoạch lúa về đều phơi trên sân. Lúa ướt thu hoạch về mà không làm khô ngay sẽ làm lúa bị đen, nảy mầm làm giảm chất lượng, bán sẽ rất mất giá.
Trước những khó khăn về sân phơi, bà con nông dân ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần thơ đã nghĩ cách dựng lều để che cho lúa. Lều có tác dụng như một mái nhà, giữa lúa trên sân và mái lều luôn có một khoảng trống, vì thế mà gió trời luôn lưu thông từ đầu này sang đầu kia giúp cho lúa ráo được vỏ.
Để có một lều phơi lúa an toàn, tiện lợi, phù hợp trong điều kiện mưa, bão nông dân chọn một sân phơi nền gạch, xi măng hoặc sân đất. Diện tích sân phơi tùy theo mặt bằng cho phép. Xung quanh nền có rãnh thoát nước dễ dàng.
Dụng cụ làm lều là những đoạn tầm vông, tre, tràm, gỗ tạp được dựng lên theo hình tam giác cân hay tam giác đều (theo nhu cầu mặt bằng). Lều có 2 mái như mái nhà được làm như hình tam giác. Dựng một hàng cọc ở giữa chạy dài suốt sân, mỗi cọc cách nhau 3 m. Trên đỉnh các cọc này được cột một cây tầm vông dài, cây tầm vông này có tác dụng như một giá đỡ. Hai bên sườn sân có các hàng cọc cách nhau 1-1,5 m. Dùng dây gân, dây dù nhỏ nối từ cọc bên này sân qua đỉnh cọc và cột với cọc bên kia sân giúp cho hàng cọc giữa sân đứng vững và để đỡ mái che bên trên.
Mái lều phủ bằng nilông chống thấm nước để chủ động khi nắng mở dù ra, mưa đậy lại. Khi có được mái lều như vậy thì việc phơi lúa của bà con thật nhẹ nhàng. Chi phí cho một lều phơi lúa từ 700.000 – 1 triệu đồng và chỉ cần 2 nhân công, lều phơi lúa sẽ đáp ứng và bảo quản tốt từ 100 – 150 giạ. Gặp trời mưa nhiều ngày bà con chỉ cần thỉnh thoảng đảo lúa cho khô mặt và có thể tăng cường quạt điện cho lúa nhanh khô vỏ. Cách làm này giúp lúa sau thu hoạch dù gặp mưa, bão vẫn không bị nảy mầm, thoát được độ ẩm cao, khi xay xát hạt gạo không bị răng cưa, gãy nát.
Lợi ích nữa là làm giảm chi phí sản xuất, tiện lợi sử dụng cơ động mọi lúc mọi nơi. Sau khi phơi lúa khô, gấp tấm mái che lại, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát thì có thể sử dụng từ 4 – 5 năm, chi phí thấp từ 7 – 10 lần so với máy sấy lúa.
Nguồn www.nonghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...