Kinh nghiệm sản xuất lúa giống nguyên chủng và xác nhận
Hiện lượng giống lúa xác nhận có chất lượng cao do các trung tâm, công ty giống, câu lạc bộ khuyến nông sản xuất chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu lúa giống của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. Số còn lại chủ yếu do người dân dùng lúa thịt của vụ trước dùng cho vụ sau, dẫn tới tình trạng lúa bị lẫn tạp, trỗ, chín không đều. Để giúp bà con có thể tự sản xuất lúa giống đạt chất lượng, xin giới thiệu phương pháp sản xuất lúa giống nguyên chủng và giống xác nhận.
Hạt giống lúa nguyên chủng: Là hạt giống được nhân lên từ giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo qui định: độ sạch trên 99%, độ thuần 99,95%, tỷ lệ nảy mầm trên 90%.
Hạt giống lúa xác nhận: Là hạt giống được nhân lên từ giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định.
Các bước sản xuất lúa nguyên chủng
Gieo mạ: Mạ gieo trên sân có nhiều ưu điểm hơn so với làm mạ trên ruộng, lượng giống hao hụt ít, chỉ cần 20-25kg/ha. Bên cạnh đó, khi cấy cây lúa không mất sức do không bị nhổ đứt rễ, việc chăm sóc, bảo vệ cũng dễ dàng hơn. Mạ có thể gieo trên sân xi-măng hoặc sân đất bằng phẳng. Trước hết, trải một tấm cao su trắng để lót toàn bộ nền mạ được gieo. Rải một lớp mỏng (2-3cm) xơ dừa nghiền nhỏ trộn với đất mùn.
Ngâm giống: Ngâm lúa dưới sông 24 giờ, vớt lên để ráo nước. Sau đó dùng rơm ủ thật kỹ 24 giờ, khi hạt giống nứt nanh thì dùng nước sạch tưới thật ướt để giảm nhiệt độ, tránh làm chết mộng. Sau đó dùng rơm ủ tiếp 24 giờ nữa, khi hạt giống nảy mầm đều thì đem gieo.
Chăm sóc mạ: Hạt giống gieo đều trên sân, rải thêm một lớp xơ dừa mỏng cho kín hạt giống và tiến hành tưới ngay. Nếu thời tiết khô hạn, cần tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Trên bề mặt liếp, cần phủ lưới cước để tránh nhiệt độ quá cao những ngày đầu và nếu trong thời gian mạ sinh trưởng có rầy nâu di trú thì lớp lưới này sẽ có tác dụng bảo vệ rất tốt. Khi mạ được 5-7 ngày tuổi thì bón phân cho mạ (5kg urê/1.000m2), sau khi rải phân cần tưới ngay.
Chuẩn bị đất: Đất ruộng nhân giống lúa cần được trang bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. Xới và trục đất nhiều lần giúp lúa sinh trưởng tốt.
Chia ruộng: Dùng cây tầm 3m, chia ruộng thành nhiều liếp nhỏ, mỗi liếp một tầm. Giữa 2 liếp cách nhau bởi 2 hàng lúa, khoảng cách 30cm, giúp người xản suất thuận tiện khi bón phân, phun thuốc, khử lẫn.
Cấy lúa: Khi mạ được 11-12 ngày tuổi thì đem đi cấy. Dùng tay cuộn thảm mạ thành từng cuốn, bỏ vào bao chuyển ra ruộng. Xé nhỏ thảm mạ ra thành nhiều miếng nhỏ và rải đều khắp ruộng trước khi cấy. Trong phạm vi mỗi liếp có thể cấy tự do, cấy 1 tép/bụi, khoảng cách 15-20cm.
Bón phân: Lượng phân bón dùng cho lúa vụ đông xuân là 100kg urê, 60kg lân, 40kg kali/ha. Vụ hè thu là 80kg urê, 60kg lân và 60kg kali/ha. Bón lót trước khi cấy 20% urê, 100% lân; bón thúc đợt 1 lúc 15 ngày sau khi cấy 60 urê, 50% kali; bón thúc đợt 2 lúc 30-35 ngày sau khi cấy toàn bộ lượng phân còn lại.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như sản xuất lúa bình thường, cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”.
Khử lẫn và thu hoạch: Nếu phát hiện thấy bụi lúa bất thường thì nhổ bỏ cả bụi. Khi lúa trỗ thoát thì tiến hành khử lẫn lần đầu, cắt bỏ tận gốc những bụi lúa khác thường. Trước khi thu hoạch cần khử kỹ một lần nữa. Lúa thu hoạch cần gom thành cây chất trên đệm trước khi nhai. Vệ sinh thật kỹ máy nhai, bao đựng lúa. Đem lúa về phơi ngay trên nền sân đã được quét kỹ, phơi đến khi lúa đạt ẩm độ 13%.
Sản xuất lúa cấp xác nhận
Quy trình sản xuất lúa xác nhận đơn giản hơn so với cấp nguyên chủng, nguồn giống dùng là cấp nguyên chủng, sạ theo hàng với lượng giống 100-120kg/ha. Chăm sóc, khử lẫn, thu hoạch, bảo quản như lúa nguyên chủng.
Nguồn kinhtenongthon.com.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...