Home Kỹ thuật trồng trọt Cây lúa Một số lưu ý khi đưa cơ giới hóa thu hoạch lúa trong vụ hè thu
Một số lưu ý khi đưa cơ giới hóa thu hoạch lúa trong vụ hè thu
Thời gian gần đây, tỉnh Vĩnh Long đã có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho nông dân vay, để mua sắm máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có hỗ trợ vốn mua sắm máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp…Nó đã góp phần giải quyết công lao động trong khâu thu hoạch lúa (cắt, bó, gom, suốt, sấy…)nhất là trong thời vụ thu hoạch tập trung hiện nay. Hơn nữa, công lao động trẻ hiện nay tập trung nhiều ở các khu công nghiệp nên lúc thu hoạch lúa gặp rất khó khăn, hoặc gặp thời tiết mưa bão kéo dài…Vì vậy trong khâu thu hoạch lúa vụ hè thu phải cần thực hiện đến cơ giới là điều tất yếu.
Trong vụ Hè thu, khâu thu hoạch thường gặp mưa gió làm lúa bị đổ ngã, đất đai bị ngập nước, lầy lội, máy hoạt động trên đồng ruộng bị hạn chế. Khâu phơi lúa gặp nhiều khó khăn. Từ đó làm ảnh hưởng đến phẩm chất hạt gạo sau này. Để khắc phục một số vấn đề nêu trên, tạo điều kiện cho thu hoạch bằng máy dễ hơn, người nông dân cần phải thực hiện các vấn đề sau đây:
1. Cày ải phơi đất: sau khi thu hoạch lúa đông xuân, phải cày ải phơi đất cho rễ lúa phát triển sâu hơn, hạn chế một phần cây lúa đổ ngã. Có cày ải sẽ tạo lớp đế cày cứng từ đó máy móc có điều kiện hoạt động tốt nên hạn chế lầy lội.
2. Chọn giống: nên chọn những giống cứng cây, hạn chế độ ngã tạo điều kiện thu hoạch bằng máy tốt hơn. Khi chọn giống nên biết được đặc tính giống mà mình định sản xuất là giống gì trong vụ hè thu: có thể hỏi nơi sản xuất; trạm, trại sản xuất; cơ quan chuyên môn để biết giống có đặt tính thích hợp trong vụ hè thu chọn để sản xuất đạt hiệu quả và có thể thu hoạch bằng cơ giới tốt.
3. Về thủy lợi: phải tu chỉnh lại bờ vùng, bờ thửa, làm thủy lợi nội đồng…để chủ động được nguồn nước tưới cũng như thoát nước. Muốn thu hoạch bằng cơ giới trước tiên phải rút nước trước khi thu hoạch ít nhất là 10 ngày, để cho mặt được khô ráo và cứng, tạo điều kiện cho máy hoạt động dễ dàng mà khộng bị lầy lún ; có kênh mương thoát nước kịp thời khi có mưa lớn nếu không việc thu hoạch cơ giới gặp khó khăn do bị lầy lún máy hoạt động hạn chế
4. Bón phân cân đối: phải bón phân theo yêu cầu của cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật, sản xuất theo hướng 3 giảm, 3 tăng, bón phân theo bảng so màu lá, tránh bón quá thừa đạm làm cây lúa vươn dài, yếu, đổ ngã nhiều hơn.
5. Thu hoạch và phơi sấy: phải thu hoạch lúa đúng độ chín, nếu quá chín thì khi thu hoạch hạt lúa sẽ bị rơi rụng nhiều làm tăng tỉ lệ hao hụt. Quan sát khi số hạt trên bông chín vàng khoảng 80% là thu hoạch được, hay theo thời gian sinh trưởng của giống lúa theo từng thời vụ mà có thể thu hoạch sớm hơn.
Khuyến cáo: đối với hộ có đất từ 1 ha trở lên nên đem lúa đi sấy là tốt nhất, nếu không sau thu hoạch lượng lúa quá nhiều không phơi kịp thời, sẽ làm giảm chất lượng của hạt thóc khi gặp trời mưa bão kéo dài. Trên đây là một số vấn đề chính mà người nông dân cần chú ý để thu hoạch bằng máy đạt hiệu quả và giảm bớt đầu vào cho sản xuất.
Nguồn: http://vst.vista.gov.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết mới
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...
Đăng nhập