Rút ngắn chu kỳ sản lúa và các giống lúa OMCS ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản đang có khuynh hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất để doanh thu hàng năm cao. Hai yếu tố chủ yếu để làm được việc này là tác động vào khâu giống; và kỹ thuật để thu hoạch sớm hơn. Người sản xuất đã thu lợi nhiều hơn trong việc sử dụng năng lượng hóa thạch, hay dùng phân hóa học, thuốc sát trùng, thức ăn công nghiệp, chất tăng trọng, kích thích sinh trưởng. Tuy nhiên, ăn không ngon và không an toàn. Gà vườn, vịt chạy đồng, cá đồng, tôm sinh thái, rau quả hữu cơ đảm bảo được chất lượng, độ lành sạch, nhưng giá bán chưa tương xứng, nên phổ biến chậm, bị lấn áp bởi nông sản có đầu vào là năng lượng hóa thạch trên.
Riêng đối với sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bằng tạo chọn giống chúng ta đã có một tập đoàn giống dưới 90 ngày mà vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng và tính kháng sâu bệnh như những giống dài ngày hơn, không yêu cầu đầu tư cao hơn, có khi thấp hơn do vụ lúa chiếm ruộng ngắn hơn. Một nhóm giống lúa mới đã hình thành: nhóm Ao ≤ 90 ngày, bên cạnh những nhóm giống do IRRI đề xuất là A1 90-105 ngày; A2 110-125 ngày, và B hay nhóm trung mùa M >130 ngày.
Theo một ký giả đã viết trên báo Nhân Dân trong dịp tết 2010 này là: thành công nổi bật nhất của ĐBSCL là tạo được giống lúa cực sớm để tăng vụ tăng năng suất và sản lượng. Hồi mấy năm trước sau giải phóng (1975), sản lượng lúa ĐBSCL chỉ đạt khoảng 4 triệu tấn, năm 2009 vừa qua đạt hơn 20,69 tấn/ha lúa hàng hóa, hay gấp 5 lần.
Mở rộng diện tích sử dụng lúa cực sớm càng giúp ta linh hoạt hơn trong việc thực hiện những giải pháp phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu do hiện tượng nhiệt độ tăng, băng tan, nước biển dâng. Những giải pháp ứng phó với BĐKH được khuyến cáo là làm giảm nhẹ tác hại, né tránh và chung sống, như thời kỳ mạ thực hiện ngay từ khi lũ chưa rút hết, cấy khi mực nước còn lại thích hợp, giảm được thời gian chờ lũ rút hết, giảm cỏ dại, làm đất tối thiểu bằng cào sục bùn, như kinh nghiệm sạ lúa ngầm ở Đồng Tháp và nhiều địa phương khác.
Đã có mô hình dùng giống OMCS 21 + kỹ thuật mạ ném như ở huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh năm 1999, vụ lúa chiếm ruộng có 65 ngày, vì thời kỳ mạ làm trên vỉ 14 ngày, thời gian sinh trưởng chung cả thời kỳ mạ và lúa là 79 ngày, năng suất đạt 8 tấn/ha. Xin được nhắc lại kỹ thuật làm mạ vỉ mà có một thời được khích lệ nay rơi vào quên lãng: gieo giống lúa vào từng lỗ của vỉ plastic, mỗi ô lỗ gieo vài ba hạt giống, sẽ trở thành 1 khóm lúa trên đất ở lỗ được bón đủ phân cân đối, khi cấy tung ném khóm lúa với cục đất đường kính trên 1cm, rơi xuống như nhảy dù. Kỹ thuật này do Cục Khuyến nông nhập từ Trung Quốc hồi thập kỷ cuối của thế kỷ 20, tuyên truyền khá mạnh ở ngoài Bắc, Viện Lúa ĐBSCL hưởng ứng thử nghiệm, nhưng bị kỹ thuật sạ lúa theo hàng bằng IRRI Seeder lấn át. Tôi tin rằng kỹ thuật này sẽ được xem xét lại và phục hồi, vì là một trong những kỹ thuật cụ thể ứng phó với BĐKH. Người nông dân áp dụng kỹ thuật này không những giải phóng phụ nữ khỏi khâu cấy cực khổ, mà còn giải phóng được cả nam giới khỏi phải lội bùn kéo dụng cụ sạ hàng, ở miền Bắc trúng vào tháng nóng nhất và rét nhất.
Với kỹ thuật sạ lúa theo hàng, đã có câu: Sạ lan như tóc rối đêm; Sạ hàng chải chuốt đường duyên thắm tình. Lúa thì con gái bình minh, Nụ hôn xuân đến lung linh khắp đồng. Kỹ thuật sạ hàng được áp dụng bắt đầu ở ĐBSCL do Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu. Tỉnh Trà Vinh áp dụng đại trà đầu tiên vào 1998. Nay đã được cả nước áp dụng.
Về công nghệ mạ vỉ cấy dù (mạ ném) có câu hay hơn: Như tiên múa điệu chim công, Như chàng hiệp sỹ hiệp đồng mộng mơ. Cấy lúa như thể làm thơ, Gái trai tung ném đón chờ ngày mai! .
Tập đoàn giống lúa cực sớm có thời gian sinh trưởng (TGST) ≤ 90 ngày, chủ lực là các giống mang ký hiệu OMCS, bắt đầu từ 2 giống phục tráng OMCS6 và OMCS7 (65-75 ngày) đã có trong sản xuất ở huyện Bình Chánh TpHCM. Các giống tiếp theo được nông dân sử dụng có OMCS90, OMCS94 (# 90 ngày) tuyển chọn từ giống lúa IRRI. Từ giống lúa OMCS95, 96, 97.. 2000, OMCS21 là do Viện Lúa ĐBSCL lai tạo, người có công lai tạo nhất là Ks Nguyễn Văn Loãn. Nhiều giống lúa khác, kể cả lúa lai 2 dòng, ở cả miền Bắc và miền Trung cũng có TGST thuộc nhóm Ao. Trong nhiều năm gần đây, theo thống kê của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống quốc gia, mỗi năm loại giống lúa cực sớm được sử dụng trên khoảng 1 triệu ha gieo trồng, tập trung ở
Giống lúa cực sớm được đánh giá là thành công nhất của Viện Lúa ĐBSCL. Nhưng chúng tôi luôn ý thức được rằng, để đưa được những giống lúa này vào sản xuất, có vai trò quyết định của bà con nông dân và cán bộ kỹ thuật địa phương. Tỉnh Kiên Giang có điều kiện sản xuất lúa có khó khăn hơn nhiều địa phương khác, như phèn mặn, đã dùng nhiều loại giống này sớm, như ở huyện Rồng Giềng, Gò Quao với giống OMCS95, OMCS96, và các giống ra đời tiếp theo. Tỉnh An Giang góp phần quyết định đẩy mạnh nghiên cứu tạo chọn và chuyển giao vào sản xuất giống lúa thơm nhẹ OMCS21. Từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, Trại giống Bình Đức (nay là Trung tâm thuộc Cty BVTV An Giang) đã khảo nghiệm dòng lúa F7/25 từ cặp lai OM3536 của Ks Nguyễn Văn Loãn, chúng tôi thăm đồng thấy có triển vọng đã về đẩy mạnh tuyển chọn và giới thiệu vào sản xuất giống lúa chào đón thế kỷ 21 nên lấy tên là OMCS21
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng TGST của 1 giống lúa cao sản phải # 95 ngày. Chúng ta đã phá được “kỷ lục “ này vì rút xuống ≤ 90 ngày. Giống lúa OMCS21 đã lập một kỷ lục mới với 80 đến 85 ngày. Trong vật liệu lai tạo tập đòan giống lúa nhóm Ao, chúng tôi đã có những giống lúa 60 – 65 ngày nhập từ Ấn Độ và thu thập từ Bình Chánh và Ninh Bình, nhưng chưa phải là giống lúa cao sản. Những kỷ lục lúa cao sản cực ngắn ngày trên đã được chứng minh bằng kết quả sản xuất của bà con nông dân trên hàng chục vạn, thậm chí hàng triệu ha. Tôi tin rằng các nhà tạo chọn giống thuộc thế hệ kế tiếp sẽ phá được kỷ lục TGST của giống OMCS21 trong những thập kỷ tới./..
Nguyễn Văn Luật
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...