Hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu
Bón phân, tưới nước kịp thời cho lúa đẻ nhánh tập trung
Hiện nay, lúa đông xuân đang trong thời kỳ đẻ nhánh rộ. Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung và tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhằm đạt năng suất cao nhất. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, để hạn chế lúa đẻ nhánh vô nhiệu bà con cần tập trung làm tốt một số việc sau đây:
- Bón thúc giúp lúa đẻ nhánh và bón đón đòng phải kịp thời, đúng lúc và đúng lượng qui định, vì đây là giai đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Bón phân đạm sớm, bón tập trung. Không bón phân nhiều lần, đặc biệt là bón đạm muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai, sinh ra nhiều nhánh vô hiệu.
Ngay khi cây lúa mới chỉ có 3-4 lá thật (tức là sau khi gieo sạ 18-20 ngày, hoặc sau khi cấy khoảng 10-15 ngày), bắt đầu bón thúc đẻ nhánh với lượng phân urê từ 3-4 kg/sào Bắc bộ. Nên bón phân đạm kết hợp phân kali theo tỷ lệ 2 đạm + 1 kali. Có thể bón đạm dạng phân tổng hợp NPK thông dụng sẽ có nhiều cái lợi: do mỗi thành phần dinh dưỡng N, P, K được bao bọc bởi các chất phụ gia nên quá trình hòa tan chậm, dinh dưỡng được giải phóng từ từ nên hiệu suất sử dụng phân cao (tới 70-80%), thời gian sử dụng phân kéo dài (35-40 ngày sau bón), lúa ít bị lốp đổ.
- Áp dụng các biện pháp tưới tiêu hợp lý, khoa học để điều tiết mức nước trong ruộng hợp lý theo từng giai đoạn vừa tiết kiệm nước, vừa giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung. Sau khi gieo sạ 6-7 ngày, cho nước vào tăng dần theo chiều cao cây lúa nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. Với lúa cây, sau khi cấy xong cho nước vào 3-5cm giúp lúa nhanh bén rễ, hồi xanh. Lúc cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, tháo bớt nước chỉ để lại 3-5cm kết hợp làm cỏ sục bùn và bón phân thúc lần 1. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu (sau gieo hoặc cấy 25-35 ngày tùy thời gian sinh trưởng của từng giống), tiếp tục cho nước vào ngập sâu 7-10cm để khống chế lúa đẻ lai rai. Nếu gặp thời tiết bất thuận như nắng nóng trên 35oC hoặc gặp rét dưới 16oC thì cho nước vào ngập ruộng 10-15cm nhằm chống nóng hoặc chống rét cho cây lúa.
- Chú ý theo dõi, phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời cho cây lúa, nhất là trong thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng.
nongnghiep.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...