Ứng dụng các biện pháp sinh học trong trồng trọt
GS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa ĐBSCL) đưa ra 6 thách thức cho sản xuất lúa ở Việt
Một trong những chiến lược để quản lý dịch hại trên cây trồng là biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), trong đó biện pháp sinh học được xem là thân thiện với môi trường. PGS.TS Trần Thị Thu Thủy (Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Đại học Cần Thơ) cho biết, biện pháp sinh học bao gồm sử dụng vi sinh vật, thiên địch có ích và các sản phẩm sinh học, cho thấy hiệu quả trong quản lý dịch hại cây trồng. Để nâng cao, biện pháp sinh học cần phải được ứng dụng trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)”. Các nghiên cứu sẽ được chuyển giao, gồm : Sử dụng chất kích kháng để quản lý bệnh thán thư hại rau, quy trình tổng hợp và điều chế pheromone giới tính của bướm sâu vẽ bùa cam quýt (Phyllocnistis citrella Stainton) và sâu đục đỏ trái bưởi (Prays sp.), sử dụng vi khuẩn kích thích tăng trưởng vùng rễ để quản lý bệnh cây trồng, sử dụng vi khuẩn đối kháng để quản lý bệnh lúa von.
Nói về “quy trình nhân nuôi nấm xanh (Metarhizium anisopliae) phòng trừ rầy nâu” tại ĐBSCL, PGS.TS Trần Văn Hai (Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Đại học Cần Thơ) cho rằng, bước đầu đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng trong xu thế đất nước hội nhập. Trong thời gian tới, Tổ Phòng trừ sinh học – Bộ môn Bảo vệ Thực vật (Khoa Nông nghiệp & SHƯD – Đại học Cần Thơ) sẽ triển khai quy mô áp dụng phun chế phẩm vi sinh để phòng trừ dịch hại trên lúa ở các tỉnh, thành ĐBSCL, như: Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang… Hiện nay, còn cung cấp và tập huấn kỹ thuật sản xuất chế phẩm nấm xanh trong phòng trị sùng khoai lang, kết hợp với pheromone dẫn dụ để mang lại hiệu quả cao, an toàn và theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên tại Việt
TS Dương Minh (Đại học Cần Thơ) khẳng định “Vai trò của nấm Trichoderma trong việc phòng trị bệnh cây”, còn ThS Bắp Thanh Phong báo cáo “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm sống tự do ở đất vùng rễ lúa”... Và, còn nhiều đề tài nghiên cứu khác, xung quanh việc “Ứng dụng các biện pháp sinh học trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại An Giang”. Đây là cơ sở khoa học giúp cho lãnh đạo An Giang định hướng, chỉ đạo việc ứng dụng hợp lý ở địa phương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thế Năng cho rằng, các ý kiến, đề xuất của các nhà khoa học hết sức quý báu; sẽ đúc kết, vận dụng trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai.
www.baoangiang.com.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...