Nhân nuôi nấm xanh phòng trừ rầy nâu hại lúa
Một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp vừa được Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) An Giang và Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chuyển giao đến nông dân là quy trình nhân nuôi nấm xanh tại quy mô nông hộ. Đây là mô hình giúp nông dân cùng nhau tự sản xuất và sử dụng nấm xanh trong phòng trừ rầy nâu hại lúa; đồng thời, giúp giảm ô nhiễm môi trường do giảm thuốc trừ rầy hóa học, tạo sự cân bằng sinh thái trên đồng ruộng.
Theo Viện Lúa ĐBSCL, tiểu khí hậu trong hệ sinh thái ruộng lúa tại ĐBSCL rất thuận lợi cho bệnh nấm phát triển, cho nên tiềm năng phòng trừ sinh học của các loài nấm ký sinh côn trùng trong việc quản lý sâu hại lúa cần được quan tâm. Qua các kết quả thí nghiệm trong nhiều vụ ở nhà lưới, ngoài đồng và thực nghiệm trên diện rộng cho thấy, chủng nấm xanh có hiệu lực rất cao đối với các loài rầy, bọ xít hại lúa; đồng thời, có hiệu lực tương đối khá cao đối với sâu cuốn lá nhỏ. Sau khi phun 7 ngày, hiệu lực diệt trừ các loài rầy đạt từ 73,5-91,5%; hiệu lực trừ bọ xít là 73-88% (Tùy theo điều kiện nhiệt, ẩm độ của từng vụ, từng vùng và trên từng cây trồng khác nhau). Nấm xanh có hiệu lực bền lâu và kéo dài hàng tháng sau khi phun, nên trong một vụ lúa nếu bị rầy nâu, bọ xít phá hại thì chỉ cần phun chế phẩm này từ 1-2 lần là đủ. Loại nấm này không gây ảnh hưởng xấu tới thiên địch của sâu hại, con người, gia súc và môi trường. Sau gần 8 năm nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, chế phẩm sinh học nấm xanh đã được đưa vào danh mục thuốc BVTV, với tên thương mại là Metarhizium anisopliae.
Tại An Giang, mô hình “Chuyển giao quy trình nhân nuôi nấm xanh quy mô nông hộ” được triển khai thực hiện trong thời gian 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12-2010) với tổng kinh phí gần 490 triệu đồng, chủ yếu từ ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh. Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang, cùng với tổ chức chuyển giao quy trình nhân nuôi nấm xanh tại nông hộ, tỉnh còn triển khai xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh để quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá lúa một cách hiệu quả.
Tính đến nay, Chi cục BVTV tỉnh đã tổ chức được 11 lớp tập huấn chuyển giao quy trình nhân nuôi nấm xanh quy mô nông hộ tại 11 điểm trong toàn tỉnh cho 330 lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật tham dự. Tại các điểm tập huấn cũng đã được xây dựng mô hình thực nghiệm trên đồng ruộng, với tổng diện tích 220 ha. Mô hình được bố trí theo kiểu trắc nghiệm trên diện rộng: Chia ruộng của nông dân (1ha) thành ba phần, một phần (0,5 ha) áp dụng quy trình “Ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa” do cán bộ nghiên cứu cùng cán bộ kỹ thuật của địa phương chỉ đạo thực hiện và nông dân cùng tham gia; phần còn lại (0,5 ha) sẽ bố trí một nửa diện tích làm theo cách của nông dân (có phun thuốc hóa học để phòng trừ rầy nâu), một nửa diện tích làm đối chứng không phun thuốc trừ rầy nâu. Trong suốt thời gian thực hiện mô hình sẽ được theo dõi, đánh giá và hội thảo đầu bờ tại 11 điểm/11 huyện trồng lúa của An Giang. Thạc sĩ Nguyễn Hữu An cho hay, nếu tính về hiệu quả kinh tế, mô hình nhân nuôi nấm xanh quy mô nông hộ sẽ giúp nông dân tiết giảm chi phí trong phòng trừ sâu rầy khoảng 500.000-1.000.000 đồng/ha trong canh tác lúa.
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...