Lúa bị thiệt hại do muỗi hành
Vào vụ lúa Hè Thu, không khí ẩm tạo môi trường thuận lợi cho muỗi hành phát triển gây hại cho lúa. Tuy nhiên, nếu thiếu kinh nghiệm người sản xuất không phân biệt được lúa bị nhiễm muỗi hành hay bị ngộ độc thuốc trừ cỏ 2.4D, để có cách phòng trị đúng. Cách phân biệt như sau: Lúa bị muỗi hành gây hại thì đọt non có màu đọt chuối và bên trong đọt rỗng (trong khi ngộ độc thuốc trừ cỏ đọt non có màu xanh đậm và bên trong đọt đặc); một bụi lúa chỉ có 1-2 đọt non bị nhiễm muỗi lá hành (bụi lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ số đọt bị nhiễm thường nhiều hơn).
Muỗi hành là một loài muỗi có chiều dài từ 3- 5mm, màu đỏ da cam. Con trưởng thành đẻ trứng hình bầu dục, mới đẻ trứng màu trắng bóng về sau chuyển thành màu xanh đậm. Trứng nở thành sâu dưới dạng dòi, đây là lúc ấu trùng muỗi hành gây hại cho cây lúa. Nhộng của sâu non màu đỏ da cam có nhiều gai trên thân. Sau khi vũ hóa thành muỗi, chúng bắt cặp ngay và chỉ sau 1 ngày là có thể đẻ trứng. Về ban đêm muỗi hành hút sương để sống và dễ bị thu hút với ánh sáng đèn, ban ngày thích gần nơi có nước. Sâu non có thể sống trong mặt nước hay trên bùn 6- 8 ngày, nhưng không sống được trên đất khô. Khi phá hại lúa, sâu non lách qua các bẹ lá chui dần vào bên trong và tiến đến các đỉnh sinh trưởng của cây lúa. Tại đây, chúng ăn phá đỉnh sinh trưởng và tiết ra một loại tiết tố làm cho bẹ lá non phình to ra, kéo lên phía trên, đồng thời hai mép lá dính lại, như cọng hành. Sâu non lúc này được cọng hành bọc lại và nằm bên trong ăn phá, không chui ra ngoài. Cọng hành thực ra là bẹ của một phiến lá biến thành. 7 ngày sau khi cây lúa bị muỗi hành tấn công, ống lúa mọc dài ra có màu xanh nhạt rất dễ phát hiện, trong cọng hành có con sâu. Muỗi hành thường tấn công cây lúa ở giai đoạn lúa đẻ nhánh mạnh nhất. Khi chồi chính bị hư, cây lúa đâm rất nhiều chồi phụ. Cây lúa bị thấp cây và giảm năng suất.
Để phòng lúa bị nhiễm muỗi hành, nhà nông nên gieo cấy đúng thời vụ và bón phân cân đối. Khi bị nhiễm có thể dùng các lại thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ lúc ấu trùng mới nở như: Furadan 3G, Basudin 10H, Mocap 10H, Padan 4H... theo hướng dẫn trên bao bì.
Theo baovinhlong.com.vn
Các bài viết khác...
- - Giống lúa mới BN3 thơm, kháng rầy
- - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: Lai tạo thành công nhiều giống lúa mới thích ứng với biến đổi khí hậu
- - đón đòng và nuôi hạt lúa đông xuân
- - Muỗi hành hại lúa và biện pháp phòng trừ
- - Chế phẩm sinh học khống chế bệnh vàng lá lúa
- - Cơ cấu giống lúa hợp lý
- - Giống lúa kháng rầy ML 214
- - Các giải pháp trồng lúa trên đất mặn
- - Sản xuất lúa hàng hoá theo GAP
- - Kỹ thuật “né rầy, ôm nước” trong phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kỹ thuật trồng chuyên canh dừa dứa cho năng suất cao
Lập dừa dứa là tên quen
thuộc mà người dân ở ấp Phước Hậu, xã Tam ...
Kỹ thuật trồng dừa dứa (Aromatic Coconut)
I. Giới thiệu:
Để dừa trở thành cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, bà ...
Xử lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn: Kết quả bước đầu đạt được ở huyện Kế Sách
Bệnh chổi rồng là một đối tượng dịch hại trên cây nhãn đã xuất hiện ...